Hiệu ứng Batman: Đây là cách bạn “cường hóa” chính mình thông qua một nhân cách thứ hai
Trở thành Người Dơi VÀ làm việc tốt hơn, tại sao không?
- Thấy trí tuệ nhân tạo tô màu ảnh quá xấu, các nhà nghiên cứu đã "dạy" AI cách phối hợp chỉnh ảnh với con người như một chuyên gia
- Máy quét HD mang tính cách mạng này sẽ giúp bác sĩ nhìn được bên trong cơ thể bệnh nhân mà không cần mổ
- Trí tuệ nhân tạo đã vượt qua phép thử "giả vờ làm người" bằng cách cực kỳ đơn giản không ai ngờ tới
- Để bảo vệ thông tin cá nhân, hãy học tập cách của diễn viên đóng Bane trong Batman
- Cách tính nhân 2 chữ số của người Nhật: chỉ cần biết đếm là làm được
- Rối loạn Đa nhân cách là gì? Hãy đọc bài viết này để chuẩn bị trước khi xem Tách Biệt - Split, bộ phim đang "náo loạn" phòng vé Việt
Làm cách nào mà những ngôi sao hàng đầu thế giới có thể giữ vững trong mình quyết tâm cũng như sự tự tin lúc đứng trên sân khấu, khi mà nỗi sợ hãi thất bại, bể show cứ đeo bám lấy họ từng giây từng phút? Nếu mang câu này ra hỏi Beyoncé và Adele, bạn sẽ nhận được câu trả lời rằng: hãy tạo ra một nhân cách thứ hai cho mình.
Nhân cách khác của Beyoncé là một hình mẫu mạnh mẽ và dữ dội có tên “Sasha Fierce”, cho phép cô biểu diễn với nhiều phần tự tin và gợi cảm ơn. “Khi tôi nghe tiếng nhạc, đi vào chân đôi giày cao gót, đúng vào cái giây phút mà tôi thông thường sẽ cảm thấy lo lắng … thì Sasha Fierce xuất hiện, thế rồi dáng người, cách tôi nói chuyện và mọi thứ trở nên khác đi”, Beyoncé nói trong một buổi phỏng vấn năm 2008. Beyoncé giữ nhân cách này tới năm 2010, khi cô cảm thấy mình đã đủ trưởng thành để bỏ nhân cách này lại đằng sau, nhằm tránh việc phụ thuộc tâm lý vào nó.
Sasha Fierce bốc lửa chính là Beyoncé Knowles.
Sau một buổi gặp Beyoncé, Adele cũng theo gót người chị mà lập ra một nhân cách mới cho riêng mình. Cô nói với tạp chí Rolling Stone hồi năm 2011 rằng nhân cách này có tên “Sasha Carter”, là sự kết hợp giữa nhân cách “Sasha Fierce” của Beyoncé và ngôi sao ca nhạc đồng quê nổi tiếng June Carter. Adele kể rằng cách tiếp cận này đã giúp cô có được những màn biểu diễn để đời trong giai đoạn bứt phá của sự nghiệp.
Mực dù việc này cũng chẳng khác mấy việc một nghệ sĩ tìm cho mình một nghệ danh, nhưng nghiên cứu mới chỉ ra rằng hành động này có thể tạo ra những lợi ích nhất định về mặt tâm lý. Mang theo mình một nhân cách khác cũng là một cách “tự tạo khoảng cách với bản thân - giãn cách cá nhân”, tức là lùi lại một bước từ cảm xúc hiện tại của mình mà nhìn tình thế trong trạng thái không bị cảm xúc chi phối.
“Giãn cách cá nhân với bản thân mình cho chúng ta một khoảng nghỉ, nhằm đưa được ra những suy nghĩ dựa trên lý trí về hoàn cảnh đang phải đối mặt”, Rachel White, trợ lý giáo sư ngành tâm lý công tác tại Đại học Hamilton cho hay. Nó cho phép chúng ta chèo lái cuộc đời ngay giữa con nước dữ của lo lắng, tăng tính bền bỉ trước nhiệm vụ khó khăn và giúp ta tự chủ tốt hơn.
Một cách thay đổi góc nhìn của bản thân
Ethan Kross, giáo sư tâm lý học và giảng viên tại Đại học Michigan đã nghiên cứu sâu về vấn đề này suốt thập kỷ qua. Ông đưa ra chứng cứ cho thấy ngay cả khi cách nhìn nhận cuộc đời của một người chỉ khác đi chút ít, họ vẫn sẽ kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn.
Ethan Kross
Trong một thử nghiệm, người tham gia được hỏi, theo hai cách khác nhau, về cảm nghĩ cá nhân khi đối mặt với những sự kiện khó khăn sẽ xảy ra trong tương lai, ví dụ như một bài kiểm tra quan trọng. Nhóm người đầu tiên, những người thuộc nhóm hòa mình tuyệt đối vào hoàn cảnh kia, được yêu cầu mô tả cảm giác như thể chính mình đang trải qua tình cảnh kia; nhóm còn lại thì có góc nhìn "từ xa", như thể họ là một con thạch sùng đang đứng trên tường quan sát mọi việc.
Khác biệt giữa hai nhóm hiện ra rõ ràng: những người nhìn sự kiện từ xa không tỏ ra mấy lo lắng. Việc quan sát từ xa còn tăng cảm giác tự tin, khi mà nhóm người thử nghiệm thứ hai cảm thấy mình có thể chủ động kiểm soát tình huống và đạt được mục tiêu mong muốn.
Trong những thử nghiệm khác, những người tham gia được yêu cầu nói một bài diễn văn ngắn trước đám đông. Trước khi thực hiện, nhóm nghiên cứu đưa lời khuyên rằng mỗi người nên nghĩ tới cảm xúc của mình về thử thách này dưới ngôi thứ ba thay vì ngôi thứ nhất, như thể hai cách nghĩ tới từ hai bản thể khác nhau vậy. Cũng như phương pháp "giãn cách cá nhân", cách này cũng được tạo ra nhằm khuyến khích một người nhìn nhận tình huống bằng một cái nhìn khách quan.
Nhìn nhận vấn đề qua một lăng kính khác, một góc nhìn khác là cách hay để đối phó với khó khăn.
Nhìn nhận tình huống từ ngôi thứ ba giúp người thực hiện thử thách vượt qua những lo âu bản thân, giảm cả ảnh hưởng của cảm xúc lẫn những số đo thực tế, như thay đổi trong nhịp tim và huyết áp, thứ vẫn thường xuất hiện khi một người đối mặt với tình huống éo le. Theo nhận định của các giám khảo theo dõi màn trình diễn của nhóm người thử nghiệm, cảm giác tự tin xuất hiện trong cả màn diễn thuyết của mỗi người.
Hướng tới mục tiêu lớn
Việc giãn cách cá nhân dường như giúp mọi người có được những hiệu ứng tích cực cho bản thân mình, thông qua việc nhìn nhận bức tranh toàn cảnh dễ dàng hơn. Điều này khiến các nhà khoa học thắc mắc liệu ta có thể cải thiện những yếu tố kiềm chế bản thân hay không, thông qua việc tập trung vào mục tiêu lớn mà bỏ qua những thứ vốn làm ta xao nhãng.
Một thử nghiệm khác có mục đích theo dõi liệu khả năng giải đố có tăng nếu như một người tham gia đã luyện tập việc “giãn cách cá nhân” từ trước. Trong trường hợp này, nhóm nghiên cứu yêu cầu người tham gia tự đưa ra lời khuyên cho mình thông qua cách tự nói chuyện với mình dưới một ngôi thứ hai, ví dụ như “bây sẽ phải thật tập trung vào mỗi câu hỏi”, như thể họ đang nói chuyện với một người bạn chứ không phải tự nói với mình.
"Bây phải thật tập trung vào mỗi câu hỏi!".
Ngoài việc tăng hiệu quả giải đố, hiệu ứng này còn xuất hiện khi kiểm tra thái độ của người tham gia thử nghiệm khi đối mặt với bài thử; kết quả cho thấy nhóm tự đưa lời khuyên cho mình sẽ có quyết tâm cải thiện kết quả đầu ra mạnh mẽ hơn.
Bằng việc tăng tính tự chủ, giãn cách cá nhân có thể cải thiện sức khỏe tâm lý một người. Nó có thể củng cố ý định tập luyện thể thao hay giúp họ chống lại cám dỗ tới từ những thứ không có lợi, ví dụ như đồ ngọt ăn vặt chẳng hạn. Không thể coi nhẹ tiềm năng của phương pháp này, bởi lẽ theo lời Celina Furman, nhà nghiên cứu tâm lý xã hội tại Đại học Minnesota, thì “tính tới nay, rất ít chiến lược kiềm chế bản thân có khả năng cải thiện thói quen ăn uống”.
Làm việc với Ethan Kross, cô Furman mới thực hiện thử nghiệm mà trong đó, nhóm tham gia được yêu cầu giãn cách cá nhân khi đối diện với các lựa chọn món ăn khác nhau, ví dụ như khi so sánh hoa quả với kẹo. Khi một người tham gia tên là Thành đặt câu hỏi “Thành muốn ăn gì?” thay vì tự hỏi “Mình muốn ăn gì?”, khả năng cao Thành sẽ tiến hành chọn món bổ dưỡng hơn.
Rõ ràng cần thêm nhiều nghiên cứu sâu hơn để thử nghiệm và kiểm chứng những lợi ích lâu dài của phương pháp giãn cách cá nhân, nhưng Furman vẫn tích cực nghĩ rằng đây là cách hay để áp dụng vào lộ trình giảm cân. Thậm chí, có thể khéo léo đưa cách thức này vào ứng dụng hỗ trợ giảm cân trên điện thoại, với những dòng thông báo mang hàm ý “một người thứ ba đang vạch ra chế độ ăn uống cho mình”.
Hiệu ứng Người Dơi
Các nhà tâm lý học thiếu nhi hứng thú với khả năng tăng cường ý chí có được khi áp dụng phương pháp giãn cách cá nhân; họ cho rằng kỷ luật bản thân cũng quan trọng ngang ngửa IQ khi xét tới kết quả học tập.
Tại sao không nghĩ mình là Người Dơi để cho ngầu?
Vài năm trước, trợ lý giáo sư tâm lý học White đã tiến hành quan sát một nhóm trẻ 6 tuổi khi các em tập trung vào máy tính, với màn hình hiển thị lần lượt một loạt các tấm ảnh, các em phải ngay lập tức nhấn nút cách khi thấy ảnh pho mát. Bản thân bài thử chẳng thú vị là bao, nhưng các bé được dặn rằng “đây là một hoạt động rất quan trọng”, và rằng các em sẽ giúp ích được nhiều cho nghiên cứu khoa học nếu như chịu khó làm bài thử được càng lâu càng tốt - mục đích là khuyến khích các em kiên trì thực hiện tác vụ. Trong tầm với của các em còn là những chiếc iPad chứa những game thú vị hơn nhiều, với mục đích làm các em xao lãng khỏi công việc chính.
Trước khi bắt đầu bài thử, nhóm trẻ nhận lời khuyên rằng đôi lúc, nghĩ về cảm xúc cá nhân rất có ích, nếu như việc thử nghiệm quá đỗi nhàm chán. Một vài em được khuyên rằng hãy tự đặt câu hỏi “Mình có đang cố gắng làm việc không?”, trong khi đó một số em khác lại đặt câu hỏi ở ngôi khác, rằng “Liệu Kim có đang cố gắng làm việc không?”. Nhóm thứ ba nhận lời khuyên rằng các em có thể chọn bất cứ nhân vật nào mà các em thích, đơn cử như những siêu anh hùng các em thích như Người Dơi chẳng hạn, thậm chí các em còn có cả đồ siêu anh hùng để mặc lên người luôn. Khi cảm thấy nhàm chán, họ khuyên các em đặt câu hỏi như thể em chính là nhân vật mình đang hóa trang, ví dụ như “Liệu Batman có đang cố gắng làm việc không vậy?”.
Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng một nhân cách khác sẽ là một cách thức giãn cách cá nhân ở mức độ cao nhất, và kết quả cho thấy nhận định này chính xác. Tổng thời gian xử lý “tác vụ phô mai” mà trẻ nghĩ tới câu hỏi ở ngôi thứ ba lớn hơn 10% tổng thời gian thực hiện tác vụ của trẻ nghĩ ở ngôi thứ nhất, và nhóm trẻ có “nhân cách siêu anh hùng” có thời gian làm việc dài nhất. Thời gian làm việc của các em “siêu anh hùng” nhiều hơn các em đặt câu hỏi ở ngôi thứ ba 13%.
Nghiên cứu cho thấy tự tạo cho mình nhân cách khác cũng tương đương với việc cường hóa bản thân.
Nhà nghiên cứu White còn phát hiện ra rằng có một nhân cách khác giúp các trẻ tập trung tốt hơn khi tham gia một game thẻ bài phức tạp, mà trò chơi này lại có luật lệ thay đổi liên tục. Lại một lần nữa, “hiệu ứng Người Dơi” có tác động tích cực tới sự tập trung lẫn ý chí quyết tâm của các trẻ.
Dù đây chỉ là những thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, nhà nghiên cứu White mong rằng các phương pháp này có thể cải thiện các tình huống cần tới tự chủ. Suy cho cùng, bài thử tính kiên nhẫn cũng gần tương đương với việc làm bài tập của các trẻ, khi mà các em phải đưa quyết định trong khi bủa vây các bé là những cám dỗ như TV hay smartphone.
Cô White nghĩ rằng việc này còn có thể có ích trong việc duy trì tinh thần làm việc khi đối đầu với thử thách mới. “Việc giả dạng một nhân cách khác có khả năng hơn, rồi có thể đánh giá được tình huống từ xa sẽ có thể giúp một người vượt qua tình trạng vô vọng thường xuất hiện khi phải học một thứ mới”.
Trong trường hợp này, Beyoncé sẽ làm gì?
Thông qua những kết quả nghiên cứu cùng lợi ích nói chung của giãn cách cá nhân, cô White nghi ngờ rằng chúng ta đều có thể tăng cường khả năng điều hòa cảm xúc, tự chủ và giữ cân bằng bản thân thông qua việc tạo ra một “Sasha Fierce” của riêng mình.
Nếu bạn muốn trực tiếp thử nghiệm, cô White gợi ý rằng hãy chọn ra suy nghĩ của những người khác nhau để thực hiện những tác vụ khác nhau, ví dụ như một thành viên thông thái của gia đình để xử trí việc cá nhân, hay một người có kinh nghiệm khi ứng phó với một vấn đề thuộc phạm trù công việc.
Dù ta có chọn nhân cách nào đi nữa, việc thực thành phương pháp giãn cách cá nhân có thể tạo ra khoảng cách giữa chúng ta với những cảm giác xao lãng, đồng thời nhắc chúng ta rằng đâu mới là hành vi ta cần làm. Dù đó là đặt mình vào địa vị người khác, một Đấng tối cao nào đó mà mình tôn sùng, hay thậm chí là Beyoncé luôn cũng được, thì chút tưởng tượng đó có thể định hướng cho ta tiếp cận với bản ngã mà ta mong muốn trở thành.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4