Hình ảnh rò rỉ cho thấy Nike, McDonald's đang chi hàng chục tỷ/ngày để đăng quảng cáo trong game của WeChat
Những hình ảnh rò rỉ trên mạng xã hội Trung Quốc cho thấy mức giá trên trời: 5 triệu tệ (17,7 tỷ đồng) cho 1 ngày, 10 triệu tệ (35,4 tỷ đồng) cho 2 ngày và 20 triệu tệ (70,8 tỷ đồng) cho 5 ngày đăng quảng cáo trong game "Tiao Yi Tiao" (A Little Jump).
- Một tờ giấy có thể giúp bạn tránh ngạt khí CO như thế nào? Ba Lan đã in quảng cáo để chia sẻ điều này với 40 triệu dân
- Khởi nghiệp bằng xe đạp, chổi quét sơn, người đàn ông này đã giúp vùng quê Trung Quốc giàu lên nhờ vẽ quảng cáo tường
- Không ồn ào và tràn ngập zombie, video quảng cáo game kinh dị State of Decay 2 vẫn khiến bạn sợ hãi trong tuyệt vọng
Theo PingWest đưa tin vào thứ 3 vừa qua, mini-game 1 chạm được tích hợp Wechat đã khiến người dùng Internet ở Trung Quốc phát sốt, chưa kể các tập đoàn đa quốc gia đang trả hàng triệu tệ mỗi ngày chỉ để lồng ghép sản phẩm của họ vào trò chơi.
Những hình ảnh rò rỉ trên mạng xã hội Trung Quốc cho thấy mức giá trên trời: 5 triệu tệ (17,7 tỷ đồng) cho 1 ngày, 10 triệu tệ (35,4 tỷ đồng) cho 2 ngày và 20 triệu tệ (70,8 tỷ đồng) cho 5 ngày đăng quảng cáo trong game "Tiao Yi Tiao" (A Little Jump).
Trong thực tế, quảng cáo với thời lượng 30 giây trong "giờ vàng" của Super Bowl có giá lên tới 5 triệu USD.
Theo một thông cáo báo chí từ bộ phận quảng cáo của WeChat: Nike và McDonald's là 2 công ty đầu tiên mua quảng cáo trong "Tiao Yi Tiao". Tuy nhiên, Wechat từ chối bình luận về tính xác thực của những hình ảnh bị rò rỉ vì công khai giá quảng cáo là điều tối kỵ.
"Tiao Yi Tiao", mini-game của Wechat đã lồng ghép sản phẩm của Nike và McDonald's. Theo hình ảnh bị rò rỉ trên Internet, mức giá quảng cáo bắt đầu từ 5 triệu tệ/ngày
"Tiao Yi Tiao", hay còn gọi là "Jump Jump" hay "A Little Jump" là mini-game chơi trên WeChat - ban đầu nó được phát triển bởi Tencent như một dịch vụ nhắn tin di động nhưng sau đó, WeChat trở thành ứng dụng trung gian để mua vé tàu xe, voucher, thanh toán hóa đơn...
Gameplay của "Tiao Yi Tiao" khá đơn giản, người chơi chạm vào bất cứ điểm nào trên màn hình để nhân vật nhảy từ nơi này sang nơi khác, chạm càng lâu thì nhảy càng xa. Hoàn thành mỗi bước nhảy, người chơi sẽ được điểm thưởng, nếu nhảy lên những ô "sponsored" (ví dụ như hộp giày của Nike) sẽ được nhiều điểm hơn. Còn nhảy hụt, bạn sẽ bị quay lại vạch xuất phát.
Ban đầu, trò chơi này bị chỉ trích nặng nề vì tương đồng kỳ lạ với "Bottle Flip", game mobile của Ketchapp. Tuy nhiên, mọi thứ đã lắng xuống vào tháng 1 khi Tencent và Ubisoft, công ty mẹ của Ketchapp, công bố kế hoạch đưa các mini-game của Ubisoft vào Wechat.
Nike, McDonald xuất hiện trong mini-game của Wechat
Trò chơi trở nên phổ biến đến nỗi tạo ra vô số "meme" và video hài hước trong đời thực. Trên ứng dụng video Douyin, từ khóa "Tiao Yi Tiao" sẽ cho ra 250.000 kết quả.
Trong hơn 1 tỷ người dùng thường xuyên của Wechat, có 1/3 trong số đó đã chơi "Tiao Yi Tiao". Theo PingWest, vào kỳ Xuân Vận vừa qua, từng có thời điểm 28 triệu người chơi "Tiao Yi Tiao" cùng một lúc. Giờ chúng ta có thể hiểu được vì sao giá đăng quảng cáo trong trò chơi này lại cao như vậy.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI