Hố đen có tốc độ hấp thụ nhanh nhất từng được phát hiện, có thể “ăn” trọn Trái Đất chỉ trong một giây

    Đức Khương,  

    Hố đen được coi là thiên thể đáng sợ nhất trong vũ trị, bởi chúng có lực hấp dẫn cực mạnh và có thể hấp thụ bất cứ vật thể nào tiến gần nó. Và điều đáng sợ hơn là những thiên thể như vậy tồn tại với số lượng lớn trong vũ trụ.

    Từ lâu, người ta đã đồn đoán rằng trong Dải Ngân hà của chúng ta có tới hơn 100 triệu lỗ đen, nhưng chúng không hề phát ra ánh sáng, do đó, dù có dùng kính viễn vọng thiên văn, chúng ta cũng rất khó tìm thấy chúng.

    Tuy nhiên, đối với một số hố đen, do có các thiên thể và vật chất vũ trụ xung quanh nên đã hình thành đĩa bồi tụ và phát sáng xung quanh chúng. Lúc này, lỗ đen có thể được các nhà khoa học nhìn thấy, ví dụ điển hình là lỗ đen ở trung tâm của thiên hà M87 và lỗ đen ở trung tâm của Dải Ngân hà, chúng đều là hai lỗ đen có đĩa bồi tụ - phần màu cam có thể nhìn thấy, còn bản thân lỗ đen thì vẫn là một khoảng không thể nhìn thấy được.

    Hố đen có tốc độ hấp thụ nhanh nhất từng được phát hiện, có thể “ăn” trọn Trái Đất chỉ trong một giây - Ảnh 1.

    Vào ngày 16 tháng 6, Tân Hoa Xã đăng lại tin tức rằng một nhóm nghiên cứu quốc tế do Đại học Quốc gia Úc thành lập đã tình cờ phát hiện ra lỗ đen phát triển nhanh nhất trong 9 tỷ năm qua. Nó (hố đen được đặt số hiệu là J114447.77) được phát hiện với sự trợ giúp của Đại quan sát Siding Spring ở Australia trong khuôn khổ Cuộc khảo sát Bầu trời phía Nam của SkyMapper.

    Hố đen có tốc độ hấp thụ nhanh nhất từng được phát hiện, có thể “ăn” trọn Trái Đất chỉ trong một giây - Ảnh 2.

    Nó hiện lớn gấp 500 lần Sagittarius A*, siêu hố đen ở trung tâm dải Ngân Hà.

    J114447.77, cách Trái Đất khoảng 7 tỷ năm ánh sáng, điều đó có nghĩa là ánh sáng mà đĩa bồi tụ của nó phát ra cần mất khoảng 7 tỷ năm để chúng ta quan sát được. Ở thời điểm hiện tại, khối lượng của lỗ đen này gấp 3 tỷ lần khối lượng của Mặt trời, và kích thước của nó khi so sánh với lỗ đen ở trung tâm Dải Ngân hà thì lớn hơn 500 lần, do đó, nó được nhận định là một lỗ đen siêu lớn.

    Hố đen có tốc độ hấp thụ nhanh nhất từng được phát hiện, có thể “ăn” trọn Trái Đất chỉ trong một giây - Ảnh 3.

    Trong lịch sử vũ trụ, tốc độ phát triển nhanh của hố đen không phải là điều bất thường. Tuy nhiên, khi so sánh với những hố đen khác được phát hiện trong 60 năm qua, nhóm nghiên cứu không tìm thấy vật thể nào có tốc độ phát triển nhanh như J114447.77 trong 9 tỷ năm qua.

    Qua quá trình quan sát và phân tích hố đen này, nhóm nghiên cứu nhận thấy nó đang ngấu nghiến vật chất một cách điên cuồng, trung bình nó có thể "nuốt chửng" vật chất tương đương một khối lượng Trái Đất mỗi giây và có thể ăn hết lượng vật chất tương đương với 11 sao Mộc trong một giờ. Hay rộng hơn, hố đen này có thể hấp thụ hết 86.400 Trái Đất, tương đương với 271 sao Mộc mỗi ngày, cứ 4 ngày nó có thể ăn vật chất tương đương với một Mặt trời, cũng có thể nói là nó là “hố đen ăn nhanh nhất” và có thể gọi nó là “kẻ phàm ăn nhất trong số các hố đen từng được phát hiện”.

    Và cũng chính vì lý do đó mà hố đen này phát triển với tốc độ rất nhanh, tuy nhiên khối lượng mà chúng ta đo được (gấp 3 tỷ lần Mặt trời) không phải là khối lượng hiện tại của nó. Thay vào đó, đây là khối lượng từ 7 tỷ năm trước, vì những gì chúng ta đang thấy bây giờ thực chất chỉ là những thông tin từ 7 tỷ năm trước.

    Hố đen có tốc độ hấp thụ nhanh nhất từng được phát hiện, có thể “ăn” trọn Trái Đất chỉ trong một giây - Ảnh 4.

    Các nhà khoa học đã suy luận rằng vào thời kỳ đầu, tốc độ nuốt của nó không quá nhanh và khối lượng của nó không lớn như vậy. Người ta suy đoán rằng “có thể là do hai thiên hà lớn va chạm vào nhau, sau đó ép một lượng lớn vật chất vào lỗ đen” và biến nó thành một “gã khổng lồ tham ăn”.

    Vật chất dồi dào xung quanh nó cũng thúc đẩy sự xuất hiện của một đĩa bồi tụ rất sáng bên ngoài bán kính Schwarzschild của nó, vì vậy lỗ đen này thực sự là một chuẩn tinh rất sáng. Bởi vì trong đĩa bồi tụ bên ngoài lỗ đen, một số lượng lớn vật chất quay xung quanh sẽ dần dần rơi vào lỗ đen.

    Hố đen có tốc độ hấp thụ nhanh nhất từng được phát hiện, có thể “ăn” trọn Trái Đất chỉ trong một giây - Ảnh 5.

    Theo nhà vật lý thiên văn Chris Onken tại Đại học Quốc gia Australia, tác giả chính của nghiên cứu, hố đen này ngấu nghiến một lượng vật chất tương đương Trái Đất mỗi giây và tỏa sáng gấp hơn 7.000 lần so với toàn bộ ngôi sao trong dải Ngân Hà cộng lại.

    Khi các vật chất này bị nghiền nát, chúng cũng va chạm và cọ xát với nhau, làm cho đĩa bồi tụ giải phóng năng lượng rất lớn giống như một máy gia tốc siêu hạt, vì vậy nó cũng phát ra ánh sáng đặc biệt. Các quan sát cho thấy nó sáng hơn 7.000 lần so với độ sáng tổng thể của Dải Ngân hà, nơi có hàng trăm tỷ ngôi sao đang hoạt động. Các nhà nghiên cứu gọi nó là "chuẩn tinh sáng nhất trong 9 tỷ năm".

    Bán kính Schwarzschild hay bán kính hấp dẫn RS, của một vật thể là bán kính giới hạn mà nếu kích thước của vật thể nhỏ hơn giá trị này thì nó sẽ trở thành một hố đen (lực hấp dẫn lớn tới mức vận tốc vũ trụ cấp hai của vật thể đó đạt tới ngưỡng vận tốc ánh sáng).

    Bán kính Schwarzschild của Mặt trời là xấp xỉ 3 km và của Trái Đất là khoảng 9 mm, nghĩa là nếu nén (thu nhỏ) toàn bộ Trái Đất lại thành một viên bi bán kính 9mm thì nó sẽ biến thành một hố đen.

    Bán kính Schwarzschild là hệ quả của mêtric Schwarzschild do Karl Schwarzschild tìm ra vào năm 1916.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ