Tính đến hết tháng 6/2022, toàn quốc đã có 6.433 cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) thực hiện tra cứu thông tin thẻ BHYT, bằng Căn cước công dân gắn chip điện tử.
- Công an TP HCM kết luận vụ nhập lậu hàng giả thương hiệu Asanzo
- VinFast VF e34 và dàn xe máy điện lội nước 500 mm: Ngập tới nắp ca-pô, tràn tới đèn pha nhưng xe vẫn phăm phăm về đích
- Tesla chia sẻ trạm sạc nhằm đưa ô tô trở nên phổ biến hơn - Việt Nam đang có những ai đầu tư vào hệ thống trạm sạc?
- Dùng app ghi chép chi tiêu tiền xăng với xe đạp: "Đong lọ nước mắm đếm củ dưa hành" hay biểu hiện của lý trí?
- Startup Indonesia biến rác thành ‘vàng’
Kết quả sau 4 tháng triển khai thí điểm khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) bằng thẻ Căn cước công dân gắn chip vừa được đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam chia sẻ tại hội nghị cung cấp thông tin chuyên đề về chính sách BHYT được tổ chức ngày 8/7.
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, nhằm đảm bảo tiến độ triển khai sử dụng Căn cước công dân, ứng dụng định danh điện tử quốc gia (VNeID) thay thế thẻ BHYT giấy để khám chữa bệnh theo Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ, từ tháng 2, cơ quan này đã phối hợp với Bộ Công an, trực tiếp là Cục C06 thực hiện xác thực thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua số Chứng minh nhân dân để đối chiếu, đồng bộ số Căn cước công dân từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sang cơ sở dữ liệu của bảo hiểm xã hội.
Tính đến ngày 29/6, hệ thống đã xác thực hơn 47,4 triệu thông tin nhân khẩu (bao gồm cả nhân khẩu có số Chứng minh nhân dân và Căn cước công dân) có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Cùng với đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng đã cung cấp, chia sẻ trên 35,6 triệu lượt bản ghi thông tin bảo hiểm xã hội, BHYT cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Cuối tháng 2, Bộ Y tế đã có hướng dẫn các Sở Y tế và các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc về việc triển khai thí điểm khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân gắn chip. Ngày 1/3, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng có văn bản đề nghị BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai nội dung này.
Kết quả, sau 4 tháng triển khai thí điểm khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân gắn chip, tính đến hết tháng 6/2022, toàn quốc đã có 6.433 cơ sở khám chữa bệnh BHYT thực hiện tra cứu thông tin thẻ BHYT bằng Căn cước công dân, với 253.130 lượt tra cứu thành công phục vụ khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân gắn chip.
Đối với việc triển khai ứng dụng “VssID- Bảo hiểm xã hội số”, đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, được sự thống nhất của Bộ Y tế, từ tháng 11/2020, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã triển khai thí điểm việc người dân sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID để đi khám chữa bệnh BHYT thay cho thẻ BHYT giấy.
Theo đó, người tham gia BHYT do 10 bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Phú Yên, Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum được dùng hình ảnh thẻ BHYT trên VssID để đi khám chữa bệnh tại các cơ sở có ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT. Và kể từ 1/6, người bệnh khám BHYT khi đến khám chữa bệnh được sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID thay thế cho thẻ BHYT giấy tại các cơ sở khám chữa bệnh BHYT trên toàn quốc.
Tính đến hết tháng 6/2022, trên toàn quốc đã có trên 26,2 triệu tài khoản giao dịch điện tử cá nhân được đăng ký, phê duyệt dùng để đăng nhập sử dụng ứng dụng VssID, trong đó có 673.755 người với 1.212.145 lượt sử dụng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID để khám chữa bệnh BHYT.
Ứng dụng “VssID- Bảo hiểm xã hội số” được Bảo hiểm xã hội Việt Nam chính thức công bố ngày 16/11/2020 trên các nền tảng thiết bị di động Android và iOS. Ứng dụng này hiện đang cung cấp nhiều thông tin thiết yếu, dịch vụ tiện ích cho người dân. Việc triển khai ứng dụng này được nhận định là một bước đi quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của ngành bảo hiểm xã hội, đem lại sự hài lòng cho các tổ chức, cá nhân, đồng thời góp phần thực hiện chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Tại sao Nhật Bản cần lưu trữ 50.000 tấn nước siêu sạch ở độ sâu 1.000 mét? Nó có thể được sử dụng để làm gì?