Hộp đen máy bay Lion Air rơi xuống biển tiết lộ 11 phút kinh hoàng: phi công đã phải chiến đấu với lỗi hệ thống tự động lái

    Dink,  

    Đội ngũ bay đã cố gắng hết mình trong 11 phút kinh hoàng, nhưng không thể cứu được 189 người có mặt trên chuyến bay. Thông tin lấy được từ hộp đen của chuyến bay 610.

    Hộp đen máy bay Lion Air rơi xuống biển tiết lộ 11 phút kinh hoàng: phi công đã phải chiến đấu với lỗi hệ thống tự động lái - Ảnh 1.

    Các bạn hẳn có nghe tin tức về chuyến bay xấu số 610 của hãng Lion Air: chiếc Boeing 737 đã đâm xuống biển, toàn bộ hành khách trên chuyến bay đều thiệt mạng. Từ thời điểm đó, các nhà điều tra đã làm việc hết mình để tìm ra lý do chuyến bay gặp nạn, với mong muốn giải tỏa tâm lý cho người nhà các nạn nhân và điều chỉnh các chuyến bay tương lai cho an toàn hơn.

    Những thông tin ban đầu lấy được từ hộp đen cho thấy phi công đã cố gắng hết khả năng để cứu lấy chiếc máy bay, gần như ngay tại thời điểm máy bay vừa cất cánh. Thông tin thu về cho thấy mũi của máy bay liên tục chúc xuống đất, nhiều khả năng là do hệ thống tự động nhận về những thông tin cảm biến sai lệch. Maneuvering Characteristics Augmentation System (MCAS), tạm dịch là Hệ thống Tăng cường Điều khiển Đặc trưng, chính là thủ phạm kéo mũi máy bay xuống.

    Hộp đen máy bay Lion Air rơi xuống biển tiết lộ 11 phút kinh hoàng: phi công đã phải chiến đấu với lỗi hệ thống tự động lái - Ảnh 2.

    Hộp đen của chuyến bay xấu số.

    Bản thân MCAS sinh ra để ngăn mũi máy bay hướng lên cao quá, sẽ tự động điều chỉnh cho mũi máy bay chúc xuống nếu như cảm biến nhận thấy phi công gặp lỗi trong quá trình bay.

    Thông tin thu về từ các nhà điều tra Indonesia cho thấy con người và máy móc đã giằng co trong 11 phút kinh hoàng, phi công cố gắng giành giật lấy mạng sống của toàn bộ 8 người thuộc phi hành đoàn và 181 hành khách (trong đó có 178 người lớn, 1 trẻ em và một bé sơ sinh). Mọi nỗ lực chỉ là tạm thời, MCAS tiếp tục gặp lỗi và kéo mũi máy bay xuống.

    "Các phi công đã chiến đấu liên tục cho tới thời điểm cuối cùng của chuyến bay", phi công trưởng Nurcahyo Utomo, trưởng ban tai nạn hàng không và cũng là người dẫn đầu cuộc điều tra, nói với báo chí.

    Mũi máy bay chúc xuống đất 25 lần, phi công nỗ lực kéo toàn bộ máy bay lên cho tới lúc không thể làm gì được nữa. Mất lái, chuyến bay 610 đâm xuống đại dương với tốc độ 724 km/h.

    Hộp đen máy bay Lion Air rơi xuống biển tiết lộ 11 phút kinh hoàng: phi công đã phải chiến đấu với lỗi hệ thống tự động lái - Ảnh 3.

    Sau vụ tai nạn thương tâm, các phi công cũng bày tỏ lo ngại rằng họ chưa được thông báo đầy đủ về hệ thống mới (MCAS) trên máy bay Boeing và cách thức xử lý nếu như xảy ra trường hợp khẩn cấp. Phía Boeing nói rằng mọi thông tin đã có trong hướng dẫn bay, nên không cần phải nêu chi tiết hệ thống trên các máy bay 737 mới.

    Boeing cũng tuyên bố không thể bàn luận gì thêm, khi mà vụ việc vẫn đang được điều tra.

    Dù Boeing khẳng định vậy, các phi công cũng liên tục trình bày rằng Boeing không nói rõ về khác biệt mang tính sống còn giữa hệ thống trên dòng 737 mới so với những mẫu máy bay cũ. Trong các mẫu trước đây, phi công có thể kéo cột điều khiển lại phía mình để đưa mũi máy bay về vị trí cân bằng. Cách thức này cũng được xác nhận bởi các chuyên gia bay khác.

    Nhưng theo thông tin thu về từ hộp đen, phi công của chuyến bay xấu số đã làm đúng những thao tác thông thường vẫn thực hiện như trên các mẫu máy bay cũ, thế nhưng không hiệu quả.

    Hộp đen máy bay Lion Air rơi xuống biển tiết lộ 11 phút kinh hoàng: phi công đã phải chiến đấu với lỗi hệ thống tự động lái - Ảnh 4.

    Một một yếu tố đáng chú ý khác, một trong những cảm biến trên máy bay đã được thay thế trước chuyến bay gần cuối cùng của 610, lý do là hệ thống đã nhận về những thông tin sai lệch.

    Các thông tin còn lại của chuyến bay xấu số hiện vẫn còn bị bí ẩn bao trùm. Các nhà điều tra chưa lấy được đoạn băng thu âm của các phi công trong buồng lái, nhằm tìm hiểu rõ hơn về những bước phi công đã thực hiện trước khi máy bay gặp nạn. Theo như hộp đen ghi lại, phi công trưởng đã chuyển quyền điều khiển cho phi công phó ngay trước lúc máy bay đâm thẳng xuống biển.

    Chưa rõ là do thông tin đo đạc sai lệch, hệ thống tự động có vấn đề hay do lý do nào khác. Rất hiếm khi các vụ tai nạn máy bay xảy ra chỉ vì một lỗi duy nhất. Thông thường, vấn đề sẽ vượt tầm kiểm soát khi phi công không nhận ra được lỗi trong hệ thống.

    "Chúng tôi vẫn đang nỗ lực tìm kiếm đoạn ghi âm cuộc trò chuyện trong buồng lái", ông Utomo nói. "Dự kiến việc tìm kiếm sẽ bắt đầu trong tuần này, và chúng tôi sẽ làm mọi việc có thể".

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ