Jack Ma không muốn Alibaba trở thành cỗ máy kiếm tiền dù nó đã tạo ra rất nhiều tỷ phú

    Chíp,  

    Jack Ma, người đã sáng lập ra công ty thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc hai thập kỷ trước và nắm trong tay khối tài sản 47,6 tỷ USD, đã giúp ít nhất 10 người khác trở thành tỷ phú.

    Bằng cách đầu tư trực tiếp hoặc hợp tác với các công ty cung cấp dịch vụ cho những nền tảng mua sắm trực tuyến của mình, từ hệ thống thanh toán tới những công ty vận chuyển, Ma và Alibaba đã tạo ra rất nhiều tỷ phú với tổng tài sản lên tới hơn 52 tỷ USD. Cộng thêm 47,6 tỷ USD của Ma, với hơn 100 tỷ USD những người này nắm trong tay số tài sản lớn hơn nền kinh tế của 136 quốc gia.

    "Jack là người có tầm nhìn xa", Duncan Clark, tác giả của cuốn sách "Alibaba: The House That Jack Ma Built" và là cố vấn ban đầu của công ty nói. Mạng lưới các công ty tất cả đều phục vụ cho trung tâm là Alibaba "là thứ mà Jack Ma đã hình dung và lên kế hoạch từ rất lâu".

    Jack Ma không muốn Alibaba trở thành cỗ máy kiếm tiền dù nó đã tạo ra rất nhiều tỷ phú - Ảnh 1.

    10 tỷ phú được Alibaba tạo ra

    Những tỷ phú mà Alibaba tạo ra thuộc các ngành công nghiệp phụ trợ cho chính Alibaba như thanh toán điện tử và bảo hiểm, các công ty giao hàng và các nhà bán lẻ bổ sung như siêu thị.

    Ít nhất hai tỷ phú đã nổi lên trong năm nay tới từ thế giới fintech hỗ trợ cho Alibaba. Một trong số đó là Ou Yafei của hãng ZhongAn Online P&C Insurance Co., cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho khách hàng mua sắm trên Taobao của Alibaba. Công ty này cũng là cổ đông chính của Ant Financial, hãng kinh doanh dịch vụ thanh toán trực tuyến thuộc Alibaba.

    Người thứ hai là Min Luo của Qudian Inc., công ty hợp tác với Ant Financial cung cấp các khoản vay cho những người mua sắm online. Qudian Inc. đã IPO thành công tại Mỹ vào tháng 10 vừa qua.

    Ngành công nghiệp giao hàng cũng tạo ra 6 tỷ phú khác. Wang Wei, người thành lập công ty giao hàng lớn nhất Trung Quốc mang tên SF Express, đã thêm vào khối tài sản của mình 15,4 tỷ USD trong năm vừa qua khi SF Holdings Co. IPO thành công trên Sàn giao dịch Chứng khoán Thâm Quyến.

    Cung cấp hàng hóa

    Giống như các hãng giao hàng khác như ZTO Express Cayman Inc., STO Express, Yunda Holding Co và YTO Express Group Co., SF Holdings Co. chủ yếu kiếm tiền từ việc giao hàng cho Alibaba. Bên cạnh đó, họ còn sở hữu 11% cổ phần của Alibaba. Những công ty này còn nằm trong một mạng lưới hậu cần mang tên Cainiao Smart Logistics Network Ltd. phần lớn thuộc sở hữu của Alibaba.

    Jack Ma không muốn Alibaba trở thành cỗ máy kiếm tiền dù nó đã tạo ra rất nhiều tỷ phú - Ảnh 2.

    Đồng sáng lập kiêm phó chủ tịch Alibaba, Josept Tsai

     ZTO Express Cayman Inc., STO Express, Yunda Holding Co và YTO Express Group Co., mỗi hãng có một tỷ phú giàu lên bằng việc giao hàng cho Alibaba.

    "Mảng thương mại điện tử của Alibaba là một hệ thống mở, kết nối các bên khác nhau của chuỗi cung ứng", John Wo, cựu giám đốc công nghệ của Alibaba và là sáng lập của hãng đầu tư FengHe Fund Management chia sẻ.

    Đồng sáng lập kiêm phó chủ tịch Alibaba, Josept Tsai là người giàu thứ hai của Alibaba với tài sản 11,5 tỷ USD.

    Ant Financial

    Bên cạnh 10 tỷ phú kể trên, dựa trên báo cáo năm 2015 của Bloomberg, với giá trị khoảng 50 tỷ USD Ant Financial còn có thể tạo ra hơn chục tỷ phú nữa. Tuy nhiên, cơ cấu không rõ ràng của hãng thanh toán này khiến chúng ta không thể xác định được danh tính của các tỷ phú mà nó tạo ra.

    Cùng hướng tới thành công chung

    "Công ty này thường đảm bảo rằng những quyết sách của các công ty thành viên và các đối tác của họ sẽ tạo ra một liên kết chuẩn mực để mang về thành công chung cho tất cả", Rob Sanderson, một nhà phân tích chia sẻ. "Một hệ sinh thái lớn như thế này thường tạo ra thành công cho những công ty rất lớn. Nhưng đôi khi nó cũng giúp các cá nhân có liên quan trở nên giàu có".

    Không chỉ đứng đầu ở Trung Quốc, các trang thương mại điện tử của Alibaba như Taobao và Tmall đều đang vươn ra toàn cầu, chạy đua với Amazon về giá trị thị trường. Trong ngày hội mua sắm Singles' Day năm nay, Alibaba tiếp tục lập kỷ lục không tưởng khi đạt doanh số hơn 25 tỷ USD, cao hơn 40% so với kỷ lục năm ngoái.

    Tiếp đà tăng trưởng

    Theo báo cáo của công ty iResearch, trung bình những người mua sắm online tại Trung Quốc đã chi 1.718 USD mỗi năm và dự kiến con số này tiếp tục tăng thêm 17% trong năm 2019. Và theo dự tính của Goldman Sachs, quy mô thị trường bán lẻ trực tuyến Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi, lên mức 1,7 nghìn tỷ, vào năm 2020.

    Sự phát triển bùng nổ này xuất phát từ việc tăng trưởng tiêu dùng khi mà người tiêu dùng Trung Quốc tiếp tục cải thiện chất lượng sản phẩm mà họ sẽ mua và tiêu chuẩn sống do thu nhập ngày càng tăng. Trong giai đoạn từ năm 2013 tới 2016, mức tăng trưởng đạt 30%.

    Mặc dù vậy, Ma nói rằng ông rất hy vọng công ty của mình sẽ tiếp tục thúc đẩy sự đổi mới, một mục tiêu chắc chắn sẽ giúp mọi người hợp tác với ông có cuộc sống tốt đẹp hơn.

    "Tôi không muốn công ty của chúng tôi trở thành cỗ máy kiếm tiền", Ma nói. "Chúng tôi nên tạo ra động lực cho sự đổi mới của thế giới trong thế kỷ này".

    Theo Bloomberg

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ