Kể cả bạn không biết tí gì về nhảy, AI này cũng có thể giúp bạn biến thành vũ công chuyên nghiệp
Máy tính giờ đã có thể nhảy nhót thay bạn.
- Baidu phát triển thành công thuật toán AI có thể phát hiện ung thư chính xác hơn cả chuyên gia y tế
- Thuật toán mới của Quân đội Mỹ sẽ giúp tính ra lượng caffeine để bạn đạt hiệu suất làm việc cao nhất
- Thuật toán đọc trí não này có thể tái hiện lại những thứ bạn đang thấy bằng dữ liệu quét não
- Các nhà khoa học đang tiến tới một thuật toán tổng cho phép AI có thể tự nhận thức việc học tập của mình
- Các nhà khoa học đã tìm ra thuật toán mô phỏng bộ não con người, nhưng tiếc là không có cỗ máy nào có thể vận hành chúng được
Các thuật toán vô tri đang làm giả con người rất tốt: chúng có thể tạo ra một video cho thấy một người làm điều không tưởng. Như trong trường hợp này, một cá nhân không biết nhảy nhót là gì có thể thực hiện những động tác dẻo như chuyên gia.
Báo cáo nghiên cứu về những thuật toán này vừa được đăng tải trên arXiv, các nhà khoa học tại Đại học California Berkeley đã thiết kế thành công một con AI có thể nhìn vào bước nhảy của một vũ công chuyên nghiệp và video của một người chưa nhảy bao giờ, rồi chuyển động nhảy tác từ chuyên gia sang người nghiệp dư. Kết quả là một video cực kì ấn tượng.
Nghiên cứu mới: thuật toán có thể biến bất kì ai thành vũ công chuyên nghiệp.
"Với khung sườn mà chúng tôi dựng nên, chúng tôi tạo ra một loạt video cho thấy những cá nhân chưa nhảy bao giờ có thể xoay mình như các vũ công ballet, thực hiện những cú đá như chuyên gia võ thuật hay có được những vũ đạo chẳng khác gì những ngôi sao âm nhạc", các nhà khoa học viết.
Báo cáo khoa học có tên "Mọi người cùng nhảy nào", viết về nghiên cứu xoay quanh việc dùng thuật toán và mất ít sức lực nhất có thể, tái tạo lại video nổi tiếng YouTube "Sự tiến hóa của vũ đạo". Nhưng đây cũng là minh chứng cho thấy ta có thể tạo ra những video chân thực đến kinh ngạc. Những động tác mượt mà trong video đã cho thấy rõ điều đó.
Nhìn là đã thấy lo lắng cho vấn nạn tin giả trong tương lai, nhưng cứ tạm đặt sang một bên mà chiêm ngưỡng thành quả tuyệt vời của công nghệ. Các nhà nghiên cứu nói rằng họ dùng thuật toán để phát hiện chuyển động từ video nguồn – video vũ công chuyên nghiệp đang nhảy, tạo ra một mô hình có những vũ đạo tương tự. Họ cũng quay lại video của một nhân vật nghiệp dư chưa nhảy bao giờ, yêu cầu họ thực hiện vài hành động cụ thể để thuật toán nhìn dễ dàng hơn.
Sau đó họ huấn luyện hai thuật toán deep learning, sử dụng mạng sinh Generative Adversarial Network (GAN) để tạo ra một hình ảnh hoàn chỉnh, tạo ra khuôn mặt sức nét hơn và giống thật hơn cho chủ thể là nhân vật nghiệp dư. Kết quả: hệ thống tạo ra được một video có thể ghép toàn bộ chuyển động cơ thể của vũ công chuyên nghiệp vào nhân vật nghiệp dư.
Tuy vậy, các nhà nghiên cứu thừa nhận hệ thống không hoàn hảo. Video kết quả rất đẹp và rất thuyết phục, nhưng vẫn có vài đoạn "giật", một số lúc bị mất bộ phận cơ thể hay đôi khi, có những phần video như bị chảy ra, … Những tiểu tiết này khiến video không có được độ chân thực 100%. Thực tế, nhân vật nghiệp dư đôi lúc phải đứng tạo dáng giống hệt với video gốc để làm ra được video thật nhất có thể.
Các nhà khoa học phỏng đoán rằng lỗi xuất hiện có thể do hệ thống phát hiện dáng điệu đôi lúc không hiệu quả hoặc do sự khác biệt giữa cơ thể của hai chủ thể tham gia nghiên cứu.
Nhưng kết luận lại, ta thấy video trên chẳng khác gì thật cả. Những chuyển động mượt mà khiến cho ta khó nhận ra rằng đây là sản phẩm của máy tính. Công nghệ đang đi ngày một xa, và đã có những cá nhân đặt ra câu hỏi "Bao giờ sẽ là lúc công nghệ đi quá xa?".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?