Kế hoạch "cân bằng Vũ trụ" của Thanos trong Infinity War đã từng xuất hiện trong lịch sử nhân loại, tất nhiên là không thành công
Người tiền nhiệm của Thanos là ông Thomas Malthus, nhà kinh tế học chính trị người Anh.
- Dàn diễn viên "Avengers: Infinity War": Đánh bại Thanos chưa chắc đã khó bằng tự họa nhân vật
- Biên kịch "Avengers: Infinity War": "Mọi cái chết trong phim đều là thật và bạn nên chấp nhận điều đó"
- Viên đá Linh hồn trong Infinity War có thể là chìa khóa kết thúc cuộc chiến
- Sắp xếp các nhân vật trong Avengers: Infinity War, từ thông minh nhất, may mắn nhất cho đến... vô dụng nhất
Spoiler Alert: Nội dung bài viết có nói trước một phần nội dung phim. Các bạn cân nhắc trước khi đọc.
Với một kẻ tuyên bố mình muốn giúp Vũ trụ này, thì những việc Thanos làm từ khi xuất hiện tới nay chỉ toàn thấy hủy diệt và giết chóc. Kế hoạch của Thanos trong Avengers: Infinity War là thực hiện diệt chủng một nửa Vũ trụ này, để đem lại sự cân bằng cho mọi thứ, để giữ cho Vũ trụ này có thể tiếp tục tồn tại.
Và khi hắn chạm tay tới được Viên đá Vô cực cuối cùng, Thanos trở thành thực thể mạnh nhất Vũ trụ (hoặc ít ra là trong truyện nói thế, trong phim Thanos đã bị "nerf" nhiều!). Bằng một cái búng tay, nửa dân số Vũ trụ cùng với nửa số siêu anh hùng vẫn được yêu mến trong chặng đường 10 năm qua biến thành cát bụi.
Nhưng tại sao Thanos lại tin tưởng vào sự thành công của kế hoạch này đến vậy? Tại sao hắn lại bị thuyết phục rằng điều này là cần thiết?
Có một cảnh phim như thế này: cô con gái nuôi của Thanos, Gamora nói rằng kế hoạch của gã Titan đúng thực là "điên rồ". Nhưng Thanos lại gọi đó là "sự cứu rỗi", là cách duy nhất để giải phóng tài nguyên trong một Vũ trụ đã quá đông sinh vật sinh sống. Bằng việc xóa sổ thẳng tay một nửa Vũ trụ, mục tiêu được chọn ngẫu nhiên, tài nguyên sẽ trở nên dồi dào trở lại.
Kế hoạch này có nhiều lỗ hổng sẽ khiến người ta gãi đầu thắc mắc "tại sao lại cứ phải thế", nhưng Thanos không phải người đầu tiên lo lắng về việc số lượng dân cư trở nên quá đông mà tài nguyên lại không đủ. Ta có thể thấy cách xử lý vấn đề của Thanos cực đoan đến mức sai lầm, vậy người tiền nhiệm của Thanos đã nghĩ ra sao?
Lối suy nghĩ của Thanos giống với một học thuyết mà nhà kinh tế học chính trị người Anh, ông Thomas Malthus, đã nói trong cuốn sách được xuất bản năm 1798, cuốn Tiểu luận về Yếu tố cơ bản của Dân số.
Thomas Malthaus.
Dựa trên quan sát dân số vào hồi thế kỷ 18, ông luận ra rằng nếu như người ta cứ tiếp tục sinh con, sẽ tới một lúc số lượng thức ăn sẽ không còn đủ cho tất cả mọi người nữa. Điều này sẽ dẫn tới nạn đói hoành hành, bệnh tật lây lan và ai đói nghèo triền miên. Cách thức của ông Malthus, lúc ấy đang là người đứng đầu Nhà thờ nước Anh, sẽ là truyền đạo cho người người kiêng khem, trì hoãn việc cưới xin để sinh con, nhất là trong cộng đồng những người nghèo.
"Đó là nguyên mẫu của Malthus, và điều đó đã kết thúc rồi", David Weil, giáo sư và trưởng khoa kinh tế tại Đại học Brown nói. "Đó không phải thế giới mà ta đang sống nữa".
Ông Malthus đã không dự đoán được rằng Cách mạng Công nghiệp sẽ diễn ra, những tiến bộ công nghệ đã đưa xã hội loài người tới mốc dân số 7,5 tỷ và vẫn tiếp tục tăng. Ông Malthus đã lo lắng rằng không còn đất mà canh tác, nhưng ta đã dùng phân bón, máy móc, mùa màng được thay đổi cấu trúc gen để từ chỗ đất ít ỏi, ra được những vụ mùa dồi dào. Đơn giản, là Thomas Malthus đã không nhìn xa trông rộng được đến thế.
"Thời điểm ông Malthus luận ra những điều trên chẳng hợp lý lắm", Aaron Jonas Stutz, phó giáo sư nghiên cứu nhân sinh nói. Lời sấm truyền về tận thế của Malthus tới đúng vào điểm khởi đầu của công nghiệp hóa, hệ thống vệ sinh trở thành quy chuẩn và kỷ nguyên của vaccine.
"Ông ấy đã nhìn thấy tương lai mờ mịt của nhân loại, nhưng nhân loại đã tìm ra được đường thoát khỏi đám mây mờ mịt đó".
Cách mạng Công nghiệp đã diễn ra.
Không như Thanos, ông Thomas Malthus không tiến hành thảm sát. Nhưng kế hoạch của ông cũng gây ra ít nhiều tranh cãi. Năm 1834, nhà cầm quyền tại Anh sửa đổi điều luật chu cấp cho người khéo, bởi "dựa trên lý thuyết của Malthus rằng giúp người nghèo chỉ khuyến khích họ có thêm con, từ đó đói nghèo vẫn hoàn đói nghèo", nhà nghiên cứu Michael Shermer viết như vậy trên tạp chí Scientific American.
Cũng với lý lẽ này, hồi những năm 1940, các nhà chính trị nước Anh cũng thanh minh cho hành động không trợ cấp lương thực cho người Ireland suốt thời kỳ Ireland thiếu khoai tây. Hồi thế kỷ 19 và 20, học thuyết của Malthus tiếp tục là điểm dựa cho những thành kiến phân biến chủng tộc.
Trong Infinity War, thì mục đích của Thanos ít nhiều là một phiên bản khác của thuyết do Malthus luận ra. Bên cạnh đó, việc tiêu diệt ngẫu nhiên tổng số dân Vũ trụ chẳng khác gì mấy những hành động của các nhà độc tài xuyên suốt lịch sử đẫm máu của nhân loại: ta có nạn tàn sát người Do Thái trong Thế chiến thứ Hai, có nạn Khmer Đỏ tại Cam-pu-chia hồi những năm 1970.
Đó là những giải pháp tàn độc mà con người đã nghĩ ra từ thuở sơ khai rồi. Đây không phải là sản phẩm của Malthus, đây chính là sản phẩm của nhân loại.
Trong lịch sử, cũng đã có một sự kiện tương tự với hậu quả có sau Infinity War, đó chính là Châu Âu thời Trung Cổ. Dịch bệnh đã xóa sổ 30 tới 50% dân số. Những người sống sót sau đại dịch này đúng là có một cuộc sống khá hơn: tiền lương tăng, giá thực phẩm giảm, chất lượng cuộc sống được cải thiện.
Nhưng điều này không thể tái diễn với xã hội ngày nay được. Công nghệ đã cho phép ta sống lâu hơn, và ta không bị giới hạn bởi số tài nguyên hiện có. Chính lý do này cũng cho phép Trái Đất trong Vũ trụ Điện ảnh Marvel tiếp tục tồn tại, khi mà công nghệ vibranium từ Wakanda hỗ trợ toàn càu. Người trong xã hội ấy sẽ được hưởng lợi rất nhiều.
Chưa hết, việc xóa sổ ngẫu nhiên một nửa dân số có thể sẽ khiến những thiên tài rải rác đây đó biến mất. Một tổn thất với bất kì xã hội nào.
Cách xử lý vấn đề của Thanos khá tồi, nhưng bản chất vấn đề mà hắn muốn giải quyết lại là vấn đề nan giải ngay cả trong thế giới thực này. Tính tới năm 2050, dân số thế giới có thể chạm mốc 10 tỷ, và trong tình trạng biến đổi khí hậu phức tạp như hiện tại, thì những nguồn tài nguyên cốt yếu – đơn cử như nước ngọt – có thể sẽ là vấn đề khó giải quyết.
Có một số nhà kinh tế học rất lạc quan, họ cho rằng việc đánh thuế khí thải carbon sẽ giảm thiểu được ô nhiễm. Nhưng một số nhà khoa học lại tỏ ra lo ngại: khi àm dân số tăng trưởng với một tốc độ nhanh chưa từng có, việc động vật và cây cỏ tuyệt chủng cũng có tốc độ tương tự. Một nghiên cứu năm 2011 chỉ ra rằng nếu như ta cứ tiêu thụ năng lượng với mức hiện tại và dân số thế giới chạm mốc 10 tỷ vào năm 2050, mức sống chuẩn của chúng ta sẽ tương đương với người Uganda hiện tại: 20% dân số sống dưới mức nghèo.
Nếu như có 10 tỷ người, và chúng ta biết rằng có một lượng tài nguyên có hạn trên Trái Đất. Vậy chuẩn mực cuộc sống bạn muốn sẽ như thế nào? Nhà nghiên cứu Jeff Nekola, tác giả nghiên cứu trên kết luận.
Trong một bộ phim giả tưởng để giải trí như Avengers: Infinity War, ta có thể thấy kế hoạch của Thanos độc ác hết mức, nhưng cùng lúc đó khiến khán giả suy nghĩ về những vấn đề thực tế, những thứ chẳng ảnh hưởng gì tới siêu anh hùng (kiểu gì chẳng được hồi sinh) nhưng ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của những kẻ phàm trần chúng ta (chỉ có một mạng duy nhất để chơi trò chơi mang tên cuộc đời).
Avengers: Infinity War cho chúng ta thấy cách giải quyết vấn đề nan giải của một kẻ ác điên loạn. Vậy còn nhân loại chúng ta có cách gì để giải quyết đây?
Tham khảo The Verge
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời