Kênh YouTube nước ngoài bất ngờ được lồng tiếng Việt, nghe hay cứ như "phim truyền hình": Chuyện lạ gì đây?

    Mạnh Kiên, Thể Thao Văn Hóa 

    Chắc hẳn nhiều người từng thắc mắc khi thấy những video YouTube hàng trăm triệu view của một kênh nước ngoài như MrBeast lại được lồng tiếng Việt như phim truyền hình. Đây chính là lời lý giải.

    Cơn sốt lồng tiếng

    Vào mùa xuân năm 2021, Farbod Mansorian đến North Carolina để giới thiệu cho ngôi sao lớn nhất của YouTube một ý tưởng bất ngờ: chuyển ngữ video sang tiếng Tây Ban Nha.

    Jimmy Donaldson, được biết đến trên YouTube với tên gọi MrBeast, chủ kênh lớn thứ năm trên nền tảng này, với hơn 130 triệu người đăng ký. Họ theo dõi nội dung bằng tiếng Anh.

    Mục tiêu của Mansorian đối với MrBeast là mở rộng ra bên ngoài giới hạn tiếng Anh thông qua lồng tiếng và đóng gói lại nội dung cho 87% còn lại trên thế giới.

    Ý tưởng này đã thành công vang dội. Công ty của Mansorian là Unilingo đã đưa MrBeast vào danh sách sản xuất vài tuần sau đó — hiện công ty này có các thỏa thuận tương tự với các kênh lớn như Dude Perfect, PewDiePie và Jubilee.

    Mansorian ước tính Unilingo đã tạo ra gần 10 triệu USD cho các nhà sáng tạo bằng cách phát hành lại nội dung được lồng tiếng và lưu hành bằng các ngôn ngữ khác nhau.

    Kênh YouTube nước ngoài bất ngờ được lồng tiếng Việt, nghe hay cứ như "phim truyền hình": Chuyện lạ gì đây? - Ảnh 1.

    Theo YouTube , gần 2/3 tổng thời gian xem kênh của nhà sáng tạo đến từ bên ngoài khu vực. Đối với Mansorian, cơ hội kinh doanh rất rõ ràng.

    "Nếu bạn chọn 10.000 video hàng đầu trên YouTube theo hiệu suất và lồng tiếng cho chúng bằng hơn 20 ngôn ngữ, bạn có thể dễ dàng mở khóa thêm nửa nghìn tỷ đến một nghìn tỷ lượt xem", anh nói với ROW.

    Mansorian và công ty của mình đang dẫn đầu ngành công nghiệp lồng tiếng trên mạng xã hội, tập trung hoàn toàn vào nhà sáng tạo.

    Tại Ấn Độ, YouTuber Harsha Sai đã đạt thêm 12 triệu người đăng ký bằng cách lồng tiếng cho các video từ tiếng Telugu bản địa sang tiếng Tamil và tiếng Hindi.

    Các kênh YouTube của Pokémon Asia Official (Tiếng Hindi) và Pokémon Indonesia đã thu hút 15 triệu người đăng ký bằng cách tải lên các tập được lồng tiếng bằng tiếng Hindi và tiếng Bahasa Indonesia.

    YouTuber 9 tuổi người Nga, Like Nastya, đã tạo ra 9 kênh lồng tiếng khác nhau, mở rộng sang tiếng Bahasa Indonesia, tiếng Hàn và tiếng Ả Rập để tiếp cận hơn 100 triệu người đăng ký không phải người Nga.

    Lồng tiếng đang trở thành một hiện tượng toàn cầu thay vì sử dụng các phụ đề như trước đây.

    Kênh YouTube nước ngoài bất ngờ được lồng tiếng Việt, nghe hay cứ như "phim truyền hình": Chuyện lạ gì đây? - Ảnh 1.

    Cũ nhưng hiệu quả

    "Chúng tôi mới bắt đầu làm điều này cách đây sáu tháng và thật điên rồ khi một số video đã lan truyền", MrBeast đã nói trên một podcast vào tháng 3/2022, mô tả kênh tiếng Tây Ban Nha của anh có tên MrBeast en Español hiện có 23 triệu người đăng ký, với các video phổ biến nhất đạt gần 100 triệu lượt xem.

    MrBeast cũng là kênh hiếm hoi có những video lồng tiếng Việt hiện nay. Các video của anh bất ngờ được chia sẻ nhiều trên các trang mạng xã hội Việt Nam, đồng thời tạo nên cơn sốt lượt xem mới. 

    Unilingo thường tính phí dịch thuật trả trước và giảm 10% doanh thu quảng cáo trong tương lai từ các kênh được lồng tiếng.

    Công ty thường trả nhiều tiền cho các diễn viên lồng tiếng nổi tiếng. Đối với MrBeast en Español, Mansorian đã thuê một trong những diễn viên lồng tiếng thực hiện lồng tiếng tiếng Tây Ban Nha cho phim Người Nhện.

    Unilingo cũng đã ký hợp đồng với Junko Takeuchi, người lồng tiếng cho nhân vật chính trong bộ anime Naruto, là người lồng tiếng Nhật cho MrBeast.

    YouTube đã và đang phát triển các hệ thống hỗ trợ nội dung đa ngôn ngữ trong nhiều năm. Vào năm 2021, Google đã bắt đầu thử nghiệm một tính năng cho phép người xem chọn giữa nhiều tùy chọn lồng tiếng trên một video.

    Seryun Lee, giáo sư nghiên cứu chuyên về dịch thuật và nghiên cứu liên văn hóa tại Đại học Ngoại ngữ Hankuk nhận định: "Sự phổ biến của việc lồng tiếng dường như phản ánh nhu cầu lồng tiếng cho nội dung YouTube của khán giả".

    Thị trường dịch vụ dịch thuật đang phát triển nhanh chóng. Theo một ước tính, thị trường này có thể đạt 47,21 tỷ USD vào năm 2030, do nhu cầu mới từ các dịch vụ phát trực tuyến tăng cao.

    Telugu Harsha Sai, người mới bắt đầu hoạt động vào cuối năm 2020, là một trong số ít YouTuber Ấn Độ đã lồng tiếng cho nội dung bằng nhiều ngôn ngữ Ấn Độ. Để tiếp cận khán giả Tamil và Hindi, anh ấy đã tung ra hai kênh lồng tiếng riêng biệt.

    Anh cũng thuê một người bạn của gia đình điều hành studio lồng tiếng để lồng tiếng cho các video.

    Ngày nay, số lượng người đăng ký tích lũy của các kênh lồng tiếng Tamil và Hindi của Sai là hơn 12 triệu, lớn hơn so với kênh chính Telugu có 8 triệu người của anh.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ