Khám phá mới về não ong có thể giúp máy ảnh của bạn chụp đẹp hơn

    Lê Tuấn Anh,  

    Một giải pháp đầy tiềm năng để nâng cao chất lượng hình ảnh.

    Nghiên cứu mới về cách loài ong tiếp nhận màu sắc có thể giúp cải thiện máy ảnh kỹ thuật số của chúng ta. Nghĩa là những bức ảnh từ drone hoặc điện thoại sẽ tự nhiên hơn bao giờ hết.

    Mấu chốt ở đây liên quan đến colour constancy hay cách mà ong (và cả con người) nhận biết một bông hoa màu đỏ dù cho có khác biệt về màu sắc hay chất lượng của ánh sáng. Máy ảnh số hiện chưa thể giải quyết vấn đề này.

     Nghiên cứu mới sẽ giúp chúng ta có những bức ảnh chụp đúng màu hơn

    Nghiên cứu mới sẽ giúp chúng ta có những bức ảnh chụp đúng màu hơn

    Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng ong sử dụng hai thụ thể màu trong bộ phận có tên ocelli (ba mắt phụ trên đỉnh đầu) để đánh giá màu sắc của ánh sáng xung quanh, kết hợp với hai mắt kép (mắt chính) nhằm xác định màu hoa một cách trực tiếp hơn.

    Trước đây, người ta nghĩ rằng ong có một số kiểu thích ứng màu sắc, giống như con người, để đảm bảo colour constancy. Tương tự như điều chỉnh cân bằng trắng trên ảnh cho phù hợp với ánh sáng xung quanh.

    Những nghiên cứu mới cho thấy rằng ong làm một điều khác. Theo dõi hoạt động thần kinh từ ocelli, các nhà khoa học phát hiện ra rằng thông tin đã được chuyển thẳng tới các vùng xử lý màu sắc chính trong cơ quan thần kinh ong. Ba mắt nhỏ hướng lên trên đo ánh sáng từ bầu trời và có thể điều chỉnh phù hợp giúp xác định đúng màu hoa. Kỹ năng này rất quan trọng nếu bạn là một con ong chăm chỉ tìm mật.

    Vị trí và cấu trúc của ocelli
    Vị trí và cấu trúc của ocelli

    Nhóm nghiên cứu sau đó đã đưa ra một số nguyên lý toán học về sự kết hợp dữ liệu từ ocelli và mắt kép ở ong. Những nguyên tắc này có thể được sử dụng để lập trình, tạo ra hiệu ứng tương tự (đảm bảo colour constancy) trong camera điện thoại hoặc robot.

    Adrian Dyer từ RMIT cho biết: “Đối với một hệ thống số như camera hay robot, màu sắc của đồ vật thường thay đổi. Hiện tại vấn đề này được giải quyết bằng cách giả sử thế giới ở mức trung bình là màu xám. Điều này có nghĩa là khó xác định được màu sắc thật của trái cây chín hoặc cát giàu khoáng sản".

    Máy ảnh, robot, và drone có thể sử dụng các cảm biến giống như ocelli để đánh giá điều kiện ánh sáng xung quanh. Nếu điều này trở thành hiện thực, sẽ không đòi hỏi nhiều sức mạnh xử lý nữa. Nhà nghiên cứu John Endler thuộc Đại học Deakin (Australia) cho biết: "Khám phá này cung cấp một giải pháp tuyệt vời cho một vấn đề cổ điển”.

    Nghiên cứu đã được công bố trên PNAS.

    Theo Sciencealert

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ