Cây cối có thể gửi mail cho bạn khi chúng "khát nước"

    zknight,  

    Bạn nghĩ sao nếu một ngày cây cối ở nhà có thể gửi email, nhắn tin hay thậm chí gọi cho bạn để than phiền rằng chúng đang “khát” và cần tưới nước?

    Không hề viển vông và xa vời, công nghệ này đã từng trong tầm với của NASA. Nói vậy bởi vì Hans Seelig, nhà phát minh đã từng được hỗ trợ bởi NASA trong việc phát triển công nghệ cảm biến tưới nước cho những cây rau diếp trên Trạm vũ trụ quốc tế, anh sau này đã tách khỏi dự án của NASA và hợp tác với doanh nhân Richard Stoner để thương mại hóa phát minh này trên thị trường theo hình thức công ty “spin-off”.

    Vậy thực chất công nghệ này là gì? Có phải Hans Seelig có khả năng phù phép những cây rau để chúng có thể nói chuyện với con người?

     Công nghệ thú vị này đơn giản chỉ sử dụng những cảm biến tí hon tích hợp trên lá cây.

    Công nghệ thú vị này đơn giản chỉ sử dụng những cảm biến tí hon tích hợp trên lá cây.

    Không hề! Có lẽ chúng ta đã tưởng tượng quá bay bổng. Công nghệ này đơn giản chỉ là những cảm biến siêu nhỏ được tích hợp trên lá cây. Chúng sẽ đo độ cứng của lá để xác định và tính toán xem khi nào thì cần phải tưới nước. Điều quan trọng ở chỗ những cảm biến nhỏ xíu này có thể hoạt động mà không hề chạm vào lá và vì thế ko làm hư hại đến chúng. Mặc dù vậy, nó cũng có khả năng gắn chặt đến nỗi ngay cả trong điều kiện mưa gió cũng không hề hấn gì.

    Sở Nông nghiệp Hoa Kỳ là đơn vị đầu tiên hợp tác với Hans Seelig để triển khai thử nghiệm công nghệ này. Họ tích hợp chúng với một hệ thống thủy lợi tự động. Kết quả tương đối khả quan, mùa vụ đạt một năng suất tương đương trong khi lượng nước tưới tiết kiệm được từ 55 đến 75%.

    Sau khi kiểm tra lại toàn bộ dữ liệu của chương trình, Stoner nhận ra rằng phương pháp tưới truyền thống bị bó buộc vào một lịch trình cụ thể. Trong khi đó công nghệ cảm biến mới có thể quan sát được sự thích nghi của cây trồng với từng môi trường địa phương. Từ đó một lịch tưới hiệu quả và tiết kiệm hơn sẽ được thiết lập.

    Trong thử nghiệm này, chúng tôi thiết lập 4 ngày tưới nước. Tuy vậy, trước một lần tưới, chúng tôi có vài cơn mưa. Các cảm biến đã nhận biết được điều này và việc tưới nước là không cần thiết. Nếu không có các cảm biến tại chỗ, hệ thống tự động vẫn làm việc”, Stoner nói.

     Cảm biến đo độ cứng của lá bằng tín hiệu xung điện.

    Cảm biến đo độ cứng của lá bằng tín hiệu xung điện.

    Công việc tiếp theo của Hans Seelig và Stoner là họ cần mở rộng quy mô hơn nữa. Mấu chốt của vấn đề ở thời điểm này là thiết kế hệ thống dây dẫn với sự đính kèm của ít nhất một cảm biến trên từng cây.

    Mặc dù một cấu hình thử nghiệm chưa đạt hiệu quả lắm nhưng nó đã thực sự làm việc theo tính toán. Cây cối đã tự động giao tiếp với người nông dân để báo cho họ biết khi nào cần tưới nước. Sắp tới Hans Seelig sẽ phát triển một phiên bản beta cho những cảm biến không dây để giải quyết vấn đề này.

    Như đã nói, công nghệ ban đầu được phát triển NASA, nhưng nó chưa từng được sử dụng trên Trạm vũ trụ quốc tế. Việc Hans Seelig rời khỏi dự án và thương mại hóa sản phẩm này trên thị trường có lẽ sẽ thiết thực hơn cho nền nông nghiệp, đặc biệt khi hạn hán đang hoành hành tại phía Tây nước Mỹ.

    Tham khảo Gizmodo

    Thực vật có thể cảm nhận được việc chúng đang bị ăn

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ