Con người tiến hóa hơn những loài linh trưởng khác nhờ ngủ sâu nhiều hơn

    Quân Nguyễn,  

    Rời khỏi những cành cây, loài người cuối cùng cũng đã có được những đêm ngon giấc.

    Trải qua hàng triệu năm tiến hóa, tổ tiên trước đây của loài người đã trở nên cực kỳ khác biệt so với những loài linh trưởng khác. Tổ tiên chúng ta đã bắt đứng thẳng lên, lông trên cơ thể dần ít đi, các ngón tay cầm nắm linh hoạt hơn và bộ não phát triển cực kỳ vượt trội.

    Tuy nhiên, loài người cổ đại có lẽ đã có một lợi thế tiến hóa theo một hướng ít ai nhận ra nhưng lại cực kỳ quan trọng: một mô hình giấc ngủ rất riêng biệt. “So với các loài linh trưởng khác, nó khá là khác thường,” trích lời Tiến sĩ David R. Samson, một nhà khoa học cấp cao tại Đại học Duke.

    Trên tạp chí Nhân học tiến hóa, tiến sĩ Samson và Charles L. Nunn, một nhà tiến hóa học tại Duke, đã công bố rằng giấc ngủ của con người rất khác thường, ngắn và sâu, một kiểu mẫu có thể giúp chúng ta phát triển được trí tuệ siêu phàm của mình.

    Cho tới gần đây, các nhà khoa học hiểu biết rất hạn chế về giấc ngủ của loài linh trưởng. Ví dụ, để ghi chép lại giấc ngủ của đười ươi, tiến sĩ Samson đã phải sử dụng máy quay hồng ngoại tại Vườn thú Indianapolis và thức hằng đêm chỉ để quan sát lũ tinh tinh gà gật.

    Bằng cách quan sát cử chỉ của chúng, ông thấy được lũ đười ươi trải qua trạng thái REM khi ngủ, trạng thái mà con người trải nghiệm những giấc mơ.

     Một con khỉ đầu chó Chacma.

    Một con khỉ đầu chó Chacma.

    “Tôi hầu như không ngủ trong khoảng bảy tháng,” Samson nói. “Đó hoàn toàn đến từ động lực nghiên cứu để có được học vị tiến sĩ.”

    Trong nghiên cứu mới đây, tiến sĩ Samson và Nunn đã tổng hợp thông tin của 19 loài linh trưởng khác nhau. Các nhà nghiên cứu đã theo dõi và thấy được sự khác biệt trong thời gian ngủ của các loài. Vượn cáo chuột ngủ khoảng 17 giờ một ngày, trong khi con người chỉ khoảng bảy giờ - “Ít nhất trong toàn bộ các loài linh trưởng trên trái đất,” trích lời tiến sĩ Samson.

    Các nhà khoa học đã đi tìm nguyên chân chính dẫn đến sự khác biệt này. Khi so sánh với các loài thú lớn khác, những loài nhỏ hơn thường có xu hướng ngủ nhiều lần và ngắn hơn, phải chăng là chúng cần ăn nhiều lần hơn trong ngày.

    Tiến sĩ Samson và Nunn tìm ra rằng thời gian ngủ của mỗi loài linh trưởng đều tương ứng với kích cỡ cơ thể của chúng, cùng với một vài yếu tố khác, như số lượng con trong một nhóm chẳng hạn. Duy chỉ có một trường hợp khác biệt: con người. Chúng ta ngủ ít hơn hẳn so với những gì suy đoán dựa trên các đặc điểm so với các loài linh trưởng khác.

    Trong khi ngủ, chúng ta đi vào trạng thái REM (Rapid Eye Movement - mắt di chuyển nhanh) và mơ. Theo những gì nghiên cứu được, hầu như con người dành khoảng 22% giấc ngủ là trạng thái REM, tỉ lệ REM cao nhất trong toàn bộ giấc ngủ trong các loài linh trưởng.

     Loài người có tỉ lệ ngủ REM cao nhất trong các loài linh trưởng.

    Loài người có tỉ lệ ngủ REM cao nhất trong các loài linh trưởng.

    Tiến sĩ Samson và Nunn đã lý giải việc vì sao loài người lại ngủ ít và trải qua trạng thái REM nhiều như vậy. Trải qua hàng chục triệu năm, họ khẳng định, sự thay đổi trong hệ sinh thái của tổ tiên chúng ta đã dẫn đến sự tiến hóa của một hình thái ngủ mới. Giấc ngủ của con người ngày càng sâu hơn.

    Một vài nghiên cứu cho rằng ngủ REM đem lại lợi ích cho não bộ. Các nhà khoa học đã tranh cãi trong việc nó quét sạch các mảnh vỡ phân tử, một vài người khác thì nói nó tăng sản tế bào thần kinh và củng cố trí nhớ.

    Nhưng với tổ tiên của chúng ta thì việc đạt được giấc ngủ REM là không hề dễ dàng. Chúng ngủ trên những cành cây, và đêm tối thì không phải là thời gian dễ dàng gì. Cũng như những loài khỉ bây giờ, chúng cũng bị đánh thức bởi gió, rắn trên cây hay sự xô đẩy từ những con bên cạnh.

    “Nó cũng giống như khoang phổ thông trên máy bay vậy,” trích lời tiến sĩ Samson. Với loài khỉ, ông tin rằng chúng sẽ phải ngủ lâu hơn nữa để có được ích lợi từ ngủ REM.

    Các mẫu hóa thạch cho thấy khoảng 20 triệu năm trước, tổ tiên loài người và các loài vượn khác thay đổi thói quen ngủ của mình khi chúng bắt đầu thấy mình trở nên quá to so với các cành cây. Hiện tại, không có loài linh trưởng nào ngủ trên cây mà nặng hơn 30kg. Thay vào đó, tinh tinh, vượn đã xây dựng tập tính ngủ trên củi hay những vật liệu khác.

    Tiến sĩ Samson và đồng nghiệp cũng thấy rằng vượn người rất cẩn trọng trong việc lựa chọn cây để ngủ và những vật liệu để dựng lên nơi ngủ. Lý do, ông cho rằng chúng luôn muốn có được giấc ngủ ngon nhất có thể. Samson cùng với nhà linh trưởng học Robert W. Shumaker đã thấy được những con đười ươi tìm được bọt biển làm chỗ ngủ hay những vật liệu mềm khác sẽ có điểm số cao hơn trong bài test nhận thức của ngày hôm sau so với những con vượn ngủ trên rơm rạ.

    Loài người cổ đại ngủ trên cây cho tới khoảng 2 triệu năm trước đây, tiến sĩ Samson nói. Khoảng 1,8 triuej năm trước, tông người mới như Homo erectus đã rời khỏi những cành cây. “Tôi ngĩ chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định Homo erectus ngủ dưới đất,” trích lời Samson.

    Loài người cổ đại có lẽ đã ngủ theo nhóm xung quanh những đống lửa, để tránh khỏi những kẻ săn mồi. Và kết quả là chúng có một giấc ngủ ngon hơn. Loài người đã có thể ngủ sâu hơn để có thể trải nghiệm giấc ngủ REM. Và với việc cần ít thời gian hơn để có được ngủ REM, con người có thể ngủ ít hơn những loài linh trưởng khác. Ta đã có thêm vài giờ để thức mỗi ngày, là thời gian để giao tiếp và sáng tạo ra những công cụ mới.

    Tiến sĩ Patrick J. McNamara, một nhà thần kinh học tại Đại học dược Boston, đã có một nghiên cứu mới đầy hấp dẫn. “Loài chúng ta đã tìm ra được cách ngủ hiệu quả ngắn nhất so với các loài khác,” ông nói.

    Tuy nhiên nghiên cứu này cũng đưa ra rất nhiều câu hỏi.

    Tiến sĩ Robert A. Barton, nhà tiến hóa học tại Đại học Durham, chỉ ra rằng chuột vượn cáo nhỏ đến mức chúng có thể ngủ trong hốc cây. Lẽ ra chúng có thể có được giấc ngủ ngắn và hiệu quả như con người, nhưng thay vào đó, chúng lại gà gật suốt ngày.

     Thủ mỏ vịt dành khoảng một nửa thời gian ngủ trong trạng thái REM.

    Thủ mỏ vịt dành khoảng một nửa thời gian ngủ trong trạng thái REM.

    Trong khi giấc ngủ REM của chúng ta có thể khác biệt so với các loài linh trưởng khác, nhưng lại không phải quá khác biệt với các loài thú có vú khác. “Thú mỏ vịt mới là nhà vô địch,” trích lời tiến sĩ Jerome M. Siegel, một nhà nghiên cứu giấc ngủ tại Đại học California. Sinh vật này dành khoảng một nửa thời gian ngủ trong trạng thái REM.

    Tiến sĩ Samson cho rằng sự tiến hóa về giấc ngủ có lẽ khác biệt rất nhiều bởi nhiều nguyên nhân với mỗi nhóm loài khác nhau. Tìm ra được nhưng nguyên do đó sẽ phải tốn thêm nhiều đêm không ngủ của các nhà khoa học

    “Những nghiên cứu đầu tiên này thực sự chỉ ra được điều gì đó rất thú vị,” ông nói, “nhưng chúng ta vẫn phải chờ đợi kết quả từ những nghiên cứu sau này.”

    Theo The New York Times.

     

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ