Đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao ta lại dùng rượu sâm panh để ăn mừng?
Năm mới dần điểm, pháo hoa đã sẵn sàng, mọi người cùng nhau bắt đầu đếm ngược từ 10. Tay nắm chặt những ly thủy tinh lấp lánh được rót đầy rượu sâm panh, bạn cùng gia đình và bạn bè, chờ đợi khoảnh khắc pháo hoa được bắn, chính thức đón chào một năm mới hạnh phúc. Mọi người hô vang chúc "Chúc Mừng Năm Mới!" - như một truyền thống - và cụng những ly sâm panh.
Nhưng bạn có biết vì sao sâm panh là thức uống được lựa chọn nhiều nhất mỗi dịp năm mới, cũng như lễ hội ăn mừng, hạ thủy, mừng chiến thắng trong các môn thể thao?
Vào thời kỳ cuối những năm 1600, vùng Champagne tại Pháp, thời điểm đó, đang cố gắng cạnh tranh với những vùng ở phía nam: Burgundy and Bordeaux. Do vĩ độ ở gần phía Bắc hơn, những cây nho của họ không thể chín được như của những người láng giềng, nước quả có lượng acid cao hơn. Và họ đã gặp phải vấn đề này khi đóng những chai rượu vang vào mùa thu, tưởng rằng mọi điều đều suôn sẻ cho tới khi họ thấy những bọt nước ở bên trong rượu vang vào khi mùa xuân đến. Những bọt rượu lấp lánh này không thể đoán trước được và thỉnh thoảng còn khiến chai rượu phát nổ. (Những người làm rượu tại Champagne từng phải đeo mặt nạ như của cầu thủ bóng chày để bảo vệ mặt khỏi những mảnh chai vỡ.)
Một tu sĩ tên Dom Pierre Pérignon, O.S.B., đang nhậm chức tại khu vực này đã cố gắng tìm cách ngăn những bọt rượu này xuất hiện. Ông đã thử nghiệm với rất nhiều loại nho khác để xem liệu, lấy ví dụ, nước ép từ nho Chardonnay có gây ra những bọt rượu. Cuối cùng, ông, cùng với một vài tu sĩ khác trong vùng, quyết định chấp nhận những bọt rượu này thay vì loại bỏ chúng, cho dù họ vẫn chưa rõ vì sao chúng lại xuất hiện.
Những bọt rượu này xuất hiện bởi vì, mặc dù vào mùa thu, nhìn từ ngoài vào trông giống như men đã hoàn thành việc tiêu thụ đường trong nước ép nho, nhưng thực sự chúng chỉ dừng lại do thời tiết trở nên lạnh hơn. Khi thời tiết ấm áp trở lại vào mỗi mùa xuân, men sẽ tỉnh giấc và lại bắt đầu tiêu thụ đường còn lại trong nước ép, gây ra sản phẩm phụ, cacbon dioxit không thể thoát ra khỏi những chai rượu đã đóng chặt nút, giống như đồ uống có ga vậy.
Khi mà nhu cầu về rượu vang sủi bọt tăng lên, Pérignon bắt đầu đóng rượu vào những chai thủy tinh, giữ cho rượu luôn được lấp lánh. Ông cũng tìm ra cách đóng chai rượu bằng nút, và làm thế nào để khóa những nút đó lại bằng dây thép.
Tượng Dom Pérignon tại Moët et Chandon.
Vậy là sau khi các nhà làm rượu tại vùng này đưa ra quyết định phải nắm lấy cơ hội từ những bọt rượu này, họ cho thêm những chai rượu Anh đậm đặc hơn vào hỗn hợp, và tạo ra một sản phẩm độc quyền thuộc về vùng Champagne. Và giờ là lúc để marketting ra tay…
Vào năm 1728, Vua Louis XV, một fan ruột của rượu sâm panh, đã ra một sắc lệnh rằng chỉ có rượu vang của vùng Champagne được vận chuyển dưới dạng chai thủy tinh; các rượu vang của vùng khác trên nước pháp sẽ phải vận chuyển bằng thùng gỗ. Điều này khiến cho các thương gia của vùng Champagne có thể phân phối những chai rượu vang lấp lánh của mình đi khắp nơi mà ai cũng có thấy được sự lấp lánh đó.
Cũng vào thời điểm đó, khá nhiều sâm panh đã được tiêu thụ tại hoàng gia Pháp. Ngoài việc uống rượu để vui vẻ, nó còn được cho là một thức uống nhẹ và có lợi cho sức khỏe.
Với việc sâm panh đã làm hài lòng hoàng gia của Pháp và Anh quốc, các nhà sản xuất bắt đầu đẩy mạnh loại rượu vang lấp lánh của mình tới những thành phố lớn ở Châu Âu – và đi xa tới tận Nga và cả nước Mỹ.
Ban đầu, nhờ sự ủng hộ của hoàng tộc mà giới quý tộc là lượng khách hàng chính của rượu sâm panh. Nhưng với sự trỗi dậy của công nghiệp hóa vào thế kỷ 19, giới quý tộc đã không còn được đảm bảo là những khách hàng giàu có nhất. Những nhà sản xuất sâm panh đưa sản phẩm của họ ra trước những thương gia mới nổi giàu có: là một thức uống của sự khát vọng. Đương nhiên, những vị khách mới này cũng không đủ khả năng tài chính để có thể uống sâm panh mỗi ngày, nhưng họ có thể mua chúng vào những dịp đặc biệt. Và dần dần họ bắt đầu yêu cầu rượu sâm panh cho mọi cuộc liên hoan, ăn mừng. Sâm panh trở thành thứ không thể thiếu tại những lễ hội từ đám cưới cho tới hạ thủy – và cả việc mở rượu đón chào Năm Mới.
Sâm panh cũng trở thành một phần không thể thiếu trong ăn mừng chiến thắng các môn thể thao khi Fred Chandon bắt đầu tặng sâm panh của họ cho những người thắng cuộc tại giải đua xe công thức 1 Grand Prix Pháp, tại vòng đua Rheims nổi tiếng ở trung tâm vùng Champagne.
Truyền thống xịt một chai sâm panh từ bục của người chiến thắng chưa hề xuất hiện cho tới năm 1967 khi Dan Gurney và A.J. Foyt đã chiến thắng vòng đua Le Mans 24 giờ, bằng chiếc Ford GT40. Gurney, chẳng uống được rượu, đã nhận một chai rượu phần thường từ Moët et Chandon và thay vì nốc hết cả chai như những người thắng cuộc trước đây vẫn làm, ông đã lắc chai rượu rất mạnh và khi bỏ tay ra khỏi nút, rượu bắt đầu phun thẳng vào đám đông khán giả đang ăn mừng chiến thắng – và bắt đầu một truyền thống cho những người thắng cuộc tại mọi môn thể thao cho tới tận ngày nay.
Tổng hợp.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cùng nhận tiền của NASA để sản xuất tàu vũ trụ, SpaceX thành công lớn còn Boeing lỗ nặng
Boeing đứng trước những sóng gió lớn nếu không hoàn thành dự án Starliner của mình.
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương