Mở đường lên Sao Hỏa - Bom nhiệt hạch hay thiên thạch khổng lồ?

    Nova,  

    Vấn đề cải tạo môi trường sống trên Sao Hỏa phù hợp với con người hơn vẫn là một chủ đề nóng bỏng của giới khoa học.

    Sao Hỏa là một hành tinh lạnh lẽo và không có sự sống. Tuy nhiên đây là là một nơi đầy hứa hẹn đối với các nhà khoa học, để trở thành nơi định cư mới của loài người. Tỷ phú Elon Musk, người sáng lập và là CEO của SpaceX cũng đồng ý với quan điểm này và thậm chí còn có một ý tưởng điên rồ để cải tạo môi trường sống trên Sao Hỏa - đó là dùng bom nhiệt hạch.

    Tấn công hai cực, giải phóng Sao Hỏa

    Musk có tham vọng xây dựng một thuộc địa với cho khoảng 1 triệu người sinh sống trên Sao Hỏa và ông cho biết có một cách giúp nhanh chóng làm biến đổi khí hậu lạnh giá của hành tinh này, biến nó thành một nơi thích hợp hơn cho con người sinh sống.

     Thiên thạch mới là nhân tố chủ chốt của con đường khai phá Sao Hỏa?

    Thiên thạch mới là nhân tố chủ chốt của con đường khai phá Sao Hỏa?

    Elon Musk cho biết thêm, việc sử dụng một quả bom nhiệt hạch sẽ giải phóng các khí gây hiệu ứng nhà kính như carbon dioxide và metan trên Sao Hỏa, điều này sẽ giúp hành tinh này có nhiệt độ ấm áp hơn. Tuy nhiên theo các nhà khoa học thì đó chỉ là một ý tưởng trong phim khoa học viễn tưởng, họ cho rằng nó không thực sự khả thi và đưa ra những ý tưởng mà nghe có vẻ điên rồ hơn rất nhiều. Ví dụ như sử dụng các tiểu hành tinh hoặc các thiên thạch để bắn phá 2 cực của Sao Hỏa sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với sử dụng những thứ như bom nhiệt hạch.

    Điển hình như nhà thiên văn học Christopher Impey đến từ đại học Arizona có ý đồng tình với Elon Musk về hướng đi làm thế nào để Sao Hỏa ấm lên, đó là nhắm vào Bắc cực và Nam cực. Đó là bởi vì băng ở các cực này chứa một lượng lớn khí CO2 đang ở trạng thái đóng băng. Nếu như với một năng lượng vừa đủ, chúng ta có thể biến đổi các CO2 ở dạng băng này thành dạng khí. Nó có thể tạo ra được hiệu ứng nhà kính và khiến cho nhiệt độ của hành tinh này tăng lên.

     Hình ảnh chụp các tảng băng CO2 trên Sao Hỏa.

    Hình ảnh chụp các tảng băng CO2 trên Sao Hỏa.

    Nhưng một câu hỏi được đặt ra: Vậy cần bao nhiêu năng lượng là đủ? Theo tính toán của Impey, chúng ta sẽ cần năng lượng tương đương với một vụ va chạm thiên thạch, để giải phóng lượng khí CO2 đủ để gây ra hiện tượng nhà kính. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải lựa chọn một tiểu hành tinh nào đó và hướng nó về phía hai cực của Sao Hỏa, để gây ra một vụ va chạm với năng lượng tương đương với hàng nghìn đầu đạn nhân. Nghe có vẻ khá điên rồ, nhưng thực tế chúng ta có những công nghệ để có thể biến nó thành sự thật.

    Đánh bom Sao Hỏa chỉ là hạ sách

    Christopher Impey cho biết năng lượng từ một quả bom nguyên tử, hay nhiệt hạch là không đủ để giải phóng lượng CO2 cần thiết. Thậm chí, nếu chúng ta kiên quyết đi theo con đường này thì quá trình cải tạo môi trường Sao Hỏa vẫn cần đến hàng nghìn quả bom như vậy. Tuy nhiên cho dù có mang được cả nghìn đầu đạn lên sao Hỏa thì việc kích nổ chúng vẫn là một bước đi sai lầm, có thể là một trong những quyết định tệ hại nhất của con người.

     Sao Hỏa bị ném bom = Chernobyl phiên bản vũ trụ?

    Sao Hỏa bị ném bom = Chernobyl phiên bản vũ trụ?

    Các vụ nổ bom nguyên tử sẽ biến Sao Hỏa thành một phiên bản vũ trụ của thảm họa Chernobyl năm 1986. Hơn thế nữa, hàng nghìn vụ nổ bom nguyên tử sẽ tạo ra một đám mây phóng xạ khổng lồ và phủ kín hành tinh này. Nó sẽ chấm dứt mọi nỗ lực của chúng ta trong việc đặt chân lên sao Hỏa. Bên cạnh đó, theo thời gian các phóng xạ này sẽ thấm vào các lớp đất và có thể là cả nguồn nước phía bên dưới. Khi nguồn tài nguyên đất và nước bị ô nhiễm bởi phóng xạ, Sao Hỏa sẽ trở thành một hành tinh chết mãi mãi. Vậy đâu mới là phương án hợp lý?

    Như đã nói ở trên, các nhà khoa học đang hướng tới kế hoạch sử dụng công nghệ tên lửa đẩy hiện đại để thay đổi quỹ đọa của các tiểu hành tinh và hướng nó về phía 2 cực của Sao Hỏa Điều này nghe có vẻ điên rồ, nhưng trên thực tế NASA đã có những công nghệ để có thể thay đổi quỹ đạo của một tiểu hành tinh. Mặc dù vậy, mục đích của NASA không phải là để “bắn phá” sao Hỏa.

    Chương trình chuyển hướng quỹ đạo của các tiểu hành tinh do NASA thực hiện có nhiệm vụ gửi các robot lên một tiểu hành tinh gần Trái đất. Chúng sẽ có nhiệm vụ thay đổi quỹ đạo của tiểu hành tinh này, bằng các động cơ tên lửa đẩy và đưa nó vào quỹ đạo của Mặt Trăng để các nhà khoa học có thể nghiên cứu tính chất của nó và chuẩn bị cho các công cuộc khai thác tài nguyên vũ trụ trong tương lai. Dự án này sẽ được tiến hành vào năm 2020.

     

    Chương trình chuyển hướng quỹ đạo của tiểu hành tinh.

    Do đó, việc thay đổi quỹ đạo của một tiểu hành tinh trong tương lai không còn là điều viễn tưởng. Điều khó khăn nhất là các nhà khoa học cần phải tính toán chính xác để ném các tiểu hành tinh này vào đúng vị trí hai cực của Sao Hỏa. Ngoài ra, chúng ta còn phải chờ đợi liệu kế hoạch thay đổi quỹ đạo này có thực sự an toàn vì chỉ cần sai sót một chút thì rất có thể Trái Đất sẽ trở thành mục tiêu chứ không phải Sao Hỏa

    Tham khảo BusinessInsider

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ