Những lầm tưởng bấy lâu nay về loài rắn và nọc độc chết người của chúng

    TVD,  

    Trong rất nhiều bộ phim, chúng ta có thể bắt gặp cảnh một nhân vật bị rắn cắn và sau đó được sơ cứu bằng cách hút nọc độc ra bằng miệng.

    Trong rất nhiều bộ phim, chúng ta có thể bắt gặp cảnh một nhân vật bị rắn cắn và sau đó được sơ cứu bằng cách hút nọc độc ra bằng miệng. Với suy nghĩ rằng việc hút nọc độc ra ngay lập tức sau khi bị cắn sẽ làm giảm lượng nọc độc trong máu, khi mà lượng nọc độc này vẫn chưa kịp ngấm sâu vào bên trong.

    Tuy nhiên trên thực tế thì hành động này có thể gây tổn hại cho các mô xung quanh vết cắn và khiến cho nọc độc càng xâm nhập nhanh hơn vào trong mạch máu. Bên cạnh đó khi đã bị rắn độc cắn, nọc độc lây lan một cách nhanh chóng vào mao mạch và việc hút máu ra khỏi vết cắn bằng miệng là hành động vô ích, mà chỉ làm chậm thời gian đưa nạn nhân đến nơi điều trị.

    Tương tự như vậy, có nhiều lời khuyên rằng việc sử dụng ga-rô phía trên vết thương sẽ giúp làm chậm nọc độc xâm nhập vào các cơ quan quan trọng như tim vào não. Tuy nhiên tác dụng thực tế của cách sơ cứu này là không hoàn toàn hiệu quả. Và nếu như ga-rô trong một khoảng thời gian dài có thể khiến máu khó lưu thông và làm chết các tế bào tại vị trí được ga-rô.

    Một quan niệm sai lầm khác là khi bị rắn độc cắn thì bạn cầm chắc cái chết nếu không được điều trị bằng thuốc kịp thời. Vì trong thực tế chỉ có 25% trường hợp bị những loài rắn độc nhất cắn (như rắn đuôi chuông, rắn lục hay rắn hổ mang) mà không được điều trị kịp thời là dẫn đến tử vong. Lý do là bởi những trường hợp bị rắn độc cắn ở trên là trạng thái “khô”, nghĩa là không có nọc độc được tiêm vào vết cắn.

    Theo thống kê, tỷ lệ tử vong trên toàn thế giới khi bị rắn độc cắn là 0,5 – 1 %. Có khoảng 8.000 người Mỹ bị rắn độc cắn mỗi năm, nhưng chỉ có 16 người tử vong trong số đó. Điều đó cũng có nghĩa bạn có khả năng bị chết bởi sét đánh nhiều hơn gấp 9 lần so với việc chết vì bị rắn cắn.

    Tuy nhiên nếu không may mắn bạn gặp phải trường hợp bị rắn cắn và không muốn trở thành một trong 16 người ở trên. Thì một số lưu ý sau có thể sẽ cứu sống bạn:

    Điều quan trọng nhất để làm giảm tốc độ lây lan của nọc độc là làm giảm tốc độ lưu thông của máu trong cơ thể. Để có thể làm được điều này, bạn phải tránh xa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá. Cố gắng giữ bình tĩnh, tránh hốt hoảng khiến cho nhịp tim tăng cao.

    Nếu đã gọi được cấp cứu, bạn có thể nằm xuống nghỉ ngơi một chút. Còn nếu bạn đang ở nơi hoang vu như rừng núi, hãy cố gắng di chuyển chậm và đừng chạy nhanh. Ngoài ra, để vết cắn không bị nhiễm trùng thì việc rửa qua bằng nước xà phòng là cần thiết. Nếu không có xà phòng hay nước khử trùng, bạn có thể sử dụng nước xúc miệng vì nó cũng có chứa một số chất có tác dụng sát khuẩn.

    Một mẹo nhỏ khác để biết được con rắn vừa cắn bạn có phải là rắn độc hay không, đó là rắn độc thường để lại hai vết răng rất sâu sau cú cắn.

    Rắn Black Mamba chau Phi là loài rắn nguy hiểm nhất thế giới.

    Rắn Black Mamba chau Phi là loài rắn nguy hiểm nhất thế giới.

    Loài rắn độc đáng sợ nhất thế giới không phải rắn đuôi chuông hay rắn hổ mang chúa, mà chính là rắn Black Mamba tại châu Phi. Tỷ lệ tử vong khi bị rắn Black Mamba cắn là gần như 100%, trừ khi có một lượng thuốc giải độc rất lớn được tiêm ngay sau lúc bị cắn (thường là 10-12 lọ). Một lần cắn của rắn Black Mamba có thể tiêm vào cơ thể nạn nhân 100-400 mg nọc độc, trong khi đó chỉ cần 10-15 mg là đủ để giết chết một người trưởng thành.

    Tuy nhiên ngay cả những loài rắn nguy hiểm nhất thế giới cũng chỉ tấn công con người khi chúng cảm thấy bị đe dọa, hay khi chúng đang bảo vệ trứng trong tổ của mình. Tuy nhiên khi tấn công, rắn thực sự là kẻ sát nhân đáng sợ, không chỉ vì nọc độc mà còn là tốc độ chớp nhoáng của mỗi cú cắn. Thậm chí rắn Black Mamba còn có thể di chuyển với tốc độ 22km/h, do đó chắc chắn nạn nhân sẽ không có cơ hội sống sót.

    Tham khảo: todayifoundout

    >>Những lầm tưởng từ hồi trẻ con về các loài động vật

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày