Khoa học chứng minh: 20 phút thiền định làm thay đổi hoạt động não, giúp bạn hạn chế mắc sai lầm
Mục tiêu là ngồi yên lặng, chú ý đến tâm trí của bạn mà không bị cuốn theo ngoại cảnh.
Bạn có biết 0,5 giây sau khi mắc một sai lầm nào đó, não bộ của chúng ta sẽ bắn ra một tín hiệu thần kinh nhắc nhở bạn về sai lầm của mình.
Tín hiệu được các nhà khoa học gọi là "error positivity" – hay dương tính lỗi chính là thứ giúp bạn tẩy đi câu trắc nghiệm vừa đánh sai rồi thay vào bằng đáp án đúng. Các cú phóng điện xuyên qua đám neuron này đôi khi cũng giúp bạn ngừng lại kịp thời, trước khi, lỡ miệng thốt ra một điều gì mà sau này bạn biết rằng mình không nên nói.
Bây giờ, một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Brain Science cho thấy, những tín hiệu dương tính lỗi phát ra mạnh hơn ở những người thực hành thiền định. Và chỉ cần 20 phút ngồi im lắng nghe tâm trí của mình, biết đâu bạn có thể tăng điểm trong bài thi trắc nghiệm lần tới?
Khoa học chứng minh: 20 phút thiền định làm thay đổi hoạt động não giúp bạn hạn chế mắc sai lầm.
Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học đến từ Đại học Michigan, Hoa Kỳ. Trong đó, họ đã tuyển dụng 200 tình nguyện viên tham gia. Các tình nguyện viên được chia thành hai nhóm để thực hiện một bài kiểm tra trên máy tính.
Một nhóm sẽ được yêu cầu thiền định trong vòng 20 phút trước giờ kiểm tra, trong khi đó, nhóm còn lại đơn giản chỉ ngồi im không làm gì cả.
Hình thức thiền định ở đây được coi là chìa khóa của thí nghiệm. Không giống với các phương pháp thiền định phổ biến, yêu cầu người thực hành hướng sự chú ý vào hơi thở để trút bỏ mọi suy nghĩ và cảm xúc, các nhà khoa học Michigan hướng dẫn tình nguyện viên thực hành một phương pháp gọi là thiền quán chiếu mở (open-monitoring meditation).
Thiền quán chiếu mở tập trung vào cảm xúc, suy nghĩ hoặc cảm giác khi một người để tâm trí họ tự do phát động. Jeff Lin, một nghiên cứu sinh tiến sĩ tâm lý học tại Đại học Michigan cho biết:
"Một số hình thức thiền định yêu cầu bạn phải tập trung vào chỉ một đối tượng, thường là hơi thở của bạn. Nhưng thiền quán chiếu mở thì hơi khác một chút. Đó là bạn có thể điều hướng chú ý của mình vào nội tâm, theo dõi mọi thứ đang diễn ra trong tâm trí và cơ thể bạn".
"Mục tiêu là ngồi yên lặng, chú ý đến nơi mà tâm trí của bạn lui tới mà không bị cuốn theo ngoại cảnh", Lin giải thích thêm.
Trong suốt quá trình ngồi thiền, các nhà khoa học cũng đã theo dõi tín hiệu điện não đồ (EEG) của các tình nguyện viên. "Điện não đồ có thể đo được hoạt động của não xuống đến độ phân giải mili giây. Vì vậy, chúng tôi đã đã có thể ghi lại được chính xác hoạt động thần kinh sau khi một tình nguyện viên mắc lỗi [trong bài kiểm tra] so với khi họ có đáp án chính xác", Lin nói.
"Đó là một tín hiệu thần kinh xảy ra khoảng nửa giây sau khi ai đó mắc lỗi, được gọi là dương tính lỗi, có liên hệ với việc họ ý thức và nhận ra được lỗi mình vừa mắc phải".
Các bằng chứng khảo cổ cho thấy con người đã thực hành thiền định sớm nhất từ 5.000 năm trước Công Nguyên.
Ở nhóm thực hiện thiền quán tưởng mở, các nhà khoa học quan sát thấy tín hiệu điện não đồ mô tả dương tính lỗi hoạt động mạnh hơn hẳn so với nhóm không thiền.
"Thật đáng kinh ngạc khi chúng tôi đã có thể chứng minh làm thế nào một phiên thiền quán tưởng mở lại có thể tạo ra những thay đổi trong hoạt động não bộ so với việc không thiền", Lin nói.
Trên thực tế, đây là nghiên cứu lớn nhất được thực hiện từ trước đến nay, để hỗ trợ lý thuyết khoa học cho rằng các hình thức thiền định khác nhau có thể gây ra nhiều thay đổi trong cách thức hoạt động của não.
Thiền định là một phương pháp thực hành tâm trí thường thấy trong các triết lý và tôn giáo Phương Đông. Các bằng chứng khảo cổ cho thấy con người đã thực hành thiền định sớm nhất từ 5.000 năm trước Công Nguyên.
Trong khi thiền định và chánh niệm ngày càng thu hút được sự chú ý của nhiều người, rất ít các nhà nghiên cứu chịu khó tìm hiểu sâu các tác động của hình thức tập luyện này.
"Sự quan tâm của mọi người đến thiền định và chánh niệm đang vượt xa những lợi ích và hiệu quả của mà khoa học có thể chứng minh được cho tới giờ phút này", Lin nói.
Trong giai đoạn tiếp theo của nghiên cứu, ông dự định sẽ cùng các nhà khoa học khác tìm hiểu xem thiền định thường xuyên có tạo ra những sự thay đổi trong hoạt động não đến mức định hình lại hành vi của người thực hành hay không.
"Thật tuyệt khi thấy mọi người đang rất nhiệt tình khi quan tâm đến thiền và chánh niệm. Nhưng vẫn còn rất nhiều công việc từ góc độ khoa học cần phải được thực hiện để hiểu những lợi ích mà nó có thể mang lại, và quan trọng không kém là cách mà thiền định thực sự hoạt động", Lin nói
"Đã đến lúc chúng ta cần bắt đầu nhìn thiền định qua một lăng kính khắt khe hơn".
Tham khảo Fastcompany
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín