Không cần microphone, tác chiến nhóm trong Apex Legends vẫn hiệu quả nhờ hệ thống ping tuyệt vời

    Tấn Minh,  

    Cách mà Apex Legends biến việc sử dụng microphone thành thứ yếu là một thay đổi đáng hoan nghênh trong thiết kế game FPS nói chung.

    Phóng viên Evan Lahti là một trong những người đầu tiên thử qua trò chơi battle royale đang rất hot hiện nay - Apex Legends - và anh đã phát hiện ra một số điều khá thú vị trong phương thức tác chiến nhóm của game.

    Điều đầu tiên tôi thường nghe khi vào một trận Rainbow Six Siege hay CS:GO là "Đứa nào có mic không thế?". Người ta luôn nghĩ sẽ cần phải trao đổi với nhau trong những tựa game FPS mang tính đối kháng cực cao, và cũng dễ hiểu thôi: trong những tựa game bắn súng chiến thuật như Siege, nơi mỗi địch thủ đều mang theo một camera điều khiển từ xa bên mình, thì thông tin là vô giá. Chỉ có từ ngữ mới truyền đạt được mọi thứ, từ vị trí của kẻ địch, đến ý đồ của họ.

    Đó là điều tôi sẽ nói với bạn, cho đến hôm thứ hai vừa qua, khi Respawn làm náo động thể loại battle royale với hệ thống đánh dấu (tag) đồ sộ mà chúng ta chưa từng thấy trong một tựa game bắn súng nào - một hệ thống mà nói một cách công bằng, chính là một trong những cải tiến lớn nhất trong mảng giao tiếp trong game trong nhiều năm qua.

    Hệ thống tag trong Apex Legends

    Hệ thống đánh dấu này được xây dựng trên nền tính năng "nhấn Q để đánh dấu kẻ địch" mà chúng ta từng thấy trong Battlefield trước đây. Nhưng trong Apex, hệ thống này được phát triển sâu hơn, thông minh hơn, và có một loạt các câu thoại tùy thuộc ngữ cảnh. Đây là danh sách những thứ bạn có thể nói mà không cần phải dùng đến microphone:

    1. Bạn có thể ping trên bản đồ

    2. Bạn có thể ping một vị trí để thông báo với đồng đội là bạn đã đến đó

    3. Bạn có thể đồng ý với các ping, hoặc không đồng ý, hoặc nói "I can't do that" (Tôi không thể làm điều đó)

    4. Bạn có thể bỏ qua một ping không còn liên quan nữa, hoặc một ping tạo ra do nhầm lẫn

    5. Bạn có thể đánh dấu một khu vực bạn đang xem

    6. Bạn có thể đánh dấu nơi bạn phát hiện ra kẻ địch

    7. Bạn có thể nói rằng một kẻ thù "vừa ở đây"

    8. Wraiith, một nhân vật có khả năng đặc biệt cho phép người chơi biết được mình đang bị nhắm, có thể bấm H để chia sẻ thông tin này với đồng đội

    9. Bạn có thể ping các món đồ cụ thể trong rương của các người chơi đã chết khác bằng cách rà chuột và bấm vào đó

    10. Sau đó bạn có thể lấy món đồ đã ping cho mình (hoặc thả nó cho những người khác nếu đổi ý)

    11. Bạn có thể cảm ơn đồng đội sau khi nhặt một món đồ họ đã thả ra.

    Ngoại trừ ping trên bản đồ, không tựa game FPS nào khác có các hành động còn lại. Khá lạ là dù Ubisoft đã đăng ký bằng sáng chế hệ thống này và tất cả các tựa game lớn của hãng đã sử dụng nó trong nhiều năm, kể từ thời Rainbow Six: Vegas, nhưng có rất ít cả tiến được thực hiện liên quan đến cơ chế đánh dấu này. Tuy nhiên, nếu ngẫm lại, bạn sẽ thấy cũng hợp lý, bởi thay đổi tuy nhỏ nhưng đáng kể này xuất phát từ thể loại game battle royale chứ không phải thể loại bắn súng FPS chiến thuật. Hãy thử xem những video stream các tựa game PUBG và Fortnite, bạn sẽ nghe ngay cả những người chơi chuyên nghiệp cũng nói một cách lười nhác rằng "kẻ địch đằng kia kìa", hay "Sau cái cây ấy" - những câu nói đậm chất phản xạ tự nhiên khiến đồng đội chẳng biết đường nào mà lần, trong bối cảnh game đầy những vật thể lặp đi lặp lại.

    Là một người chơi FPS, tôi thích sự chính xác mà hệ thống đánh dấu của Apex cho phép tôi thực hiện trong khi di chuyển và chiến đấu. Đánh dấu một vị trí nào đó là có kẻ địch, hoặc đánh dấu "Tôi đang loot chỗ này" vào một tòa nhà giúp đồng đội biết rõ bạn đang làm gì, hay bạn đang chú ý chỗ nào. Trong hầu hết các trường hợp, hệ thống đánh dấu này hiệu quả hơn nhiều so với việc nói những thứ như "Tôi sẽ loot cái tòa nhà màu xanh ở bên kia đường". Apex thậm chí còn cho phép bạn tắt ping từ những người chơi không sử dụng hệ thống này theo cách bạn thích thông qua menu tác chiến nhóm trong trận đấu.

    Một điểm cộng nữa là Apex cho phép bạn linh hoạt trong việc gán nút cho hệ thống đánh dấu này. Mặc định, bấm đôi sẽ đánh dấu một kẻ thù (trừ khi bạn đánh dấu cơ thể họ hay gần nó với một nút bấm đơn), nhưng bạn cũng có thể gán hành động này cho một nút chuột hoặc một phím bấm cụ thể để mọi chuyện dễ dàng hơn, cùng với mọi câu lệnh khác trong menu tròn.

    Im lặng là vàng

    Hệ thống đánh dấu của Respawn rất tốt cho tác chiến nhóm, nhưng nó còn là một "cầu nối" đáng ngạc nhiên giữa các người chơi có điều kiện thể chất và xã hội khác nhau. Có nhiều lý do khiến người ta không thể nói trong game, hoặc không muốn nói. Một số người sống tại những nơi không phải cứ muốn hét lên "hồi sinh tao với!" là hét được. Không phải ai cũng nói nhuần nhuyễn bất kỳ ngôn ngữ nào phổ biến trong khu vực máy chủ họ chơi. Nhiều người không thấy thoải mái khi nói: theo một khảo sát hồi năm 2016 của Viện Quốc gia về Điếc và các rối loạn giao tiếp khác, hơn 3 triệu người Mỹ (khoảng 1%) bị tật nói lắp. Bạn cũng nên biết là, tựa game multiplayer duy nhất đòi hỏi người chơi phải có microphone - SOS - đã đóng cửa sau khoảng 1 năm công bố.

    Không cần microphone, tác chiến nhóm trong Apex Legends vẫn hiệu quả nhờ hệ thống ping tuyệt vời - Ảnh 2.

    Apex là một trong những tựa game FPS đầu tiên người chơi không cần giao tiếp bằng giọng nói vẫn có thể đóng góp hết mình cho đội chơi. Khá trùng hợp là, điều này k hiến nó trở thành một tựa game phù hợp với nữ giới, những người thường trở thành tiêu điểm để ý, soi mói, hay bịị chọc ghẹo không mong muốn chỉ vì lỡ nói trong một game multiplayer.

    Năm ngoái, một ví dụ điển hành của hành vi này là Anne Munition, một livestreamer chơi khá nhiều tựa game bắn súng multiplayer. Vào tháng 5, Anne chia sẻ một vài clip từ các trận đấu Rainbow Six Siege cho thấy các đồng đội của cô có những lời lẽ thô tục, hỏi liệu cô có phải là nữ không, và bị phân tâm hoặc bị bắt bẻ quá mức trong những tình huống phức tạp. "Nhiều người, đặc biệt là mấy gã thanh niên, không nhận ra những điều này xảy ra thường xuyên như thế nào đối với phụ nữ" - Anne đăng tweet sau trận đấu.

    Khi được hỏi cảm nghĩ về Apex, Anne Munition nói: "Hệ thống ping và chat trong game của Apex là một quyết định tuyệt vời từ Respawn, và tôi hi vọng nhiều game hơn nữa ứng dụng và mở rộng nó trong tương lai. Dù là người không ngại sử dụng voice chat, nhưng nó giúp tôi tiết kiệm nhiều thời gian và nỗ lực nhằm tìm đồ trong game. Tôi thích cách các nhân vật thực hiện những lời thoại về vị trí và địa điểm vùng an toàn. Thôi nghĩ điều quan trọng cần xem xét là có rất nhiều lý do khiến người ta không muốn dùng giọng nói - có thể họ cảm thấy không thoải mái vì trước đó có trải nghiệm không hay ho với voice chat, hay họ bị tàn tật không thể sử dụng voice chat được. Thật tuyệt khi Apex cho người chơi sự tự do khi chơi mà không có cảm giác mình là gánh nặng cho đồng đội vì không muốn hay không thể dùng voice chat".

    Anne lấy ví dụ đối lập với thiết kế này của Apex Legends là trong một tựa game khác của EA - Anthem - vốn không có chức năng chat văn bản và bị chỉ trích khá nhiều.

    Không cần microphone, tác chiến nhóm trong Apex Legends vẫn hiệu quả nhờ hệ thống ping tuyệt vời - Ảnh 3.

    Nhiều thứ khác

    Ẩn sâu trong phần thiết lập game là 2 tính năng hiếm thấy trong các game nói chung, chứ chưa nói đến các tựa game bắn súng đối kháng. Trong tab Audio, Apex cho phép bạn biến nội dung chat thành các câu được nói bởi máy tính, song song với Siri và những chương trình có chức năng nói khác. Nếu một đồng đội gõ "gg", bạn sẽ nghe được rằng "Goku420 nói: Gee-gee" phát ra thông qua headphone của bạn.

    Nhưng thứ độc đáo lần đầu thấy khác là nó cho phép bạn biến giọng nói của đồng đội thành văn bản. Kết quả thu được chưa hoàn hảo, nhưng đủ để chúng ta biết được những từ như "kẻ địch", "lựu đạn khói"...

    Hi vọng Apex sẽ giúp chuẩn hóa các tính năng này. Dù tựa game bắn súng của Respawn đã thu hút được nhiều sự chú ý, dấu ấn mà Apex để lại trong việc giao tiếp trong game thậm chí làm lu mờ cả những dấu ấn nó để lại trong thể loại battle royale.

    Tham khảo: PCGamer

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ