Sẽ sớm lập lại trật tự trong việc quản lý truyền hình trả tiền
Chủ trương của Chính phủ và Bộ Thông tin & Truyền thông là không hạn chế các doanh nghiệp viễn thông đủ điều kiện được kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền.

Phát biểu kết luận tại Hội nghị giao ban Quý I sáng 3/4, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son khẳng định, việc cấp phép cho các doanh nghiệp mới tham gia thị trường này sẽ bảo đảm cho người dân được thụ hưởng dịch vụ theo hướng chất lượng tốt hơn, giá thành rẻ đi.
"Bộ cần tạo sự công bằng cho thị trường mà Bộ đang giữ vai trò quản lý nhà nước", Bộ trưởng khẳng định. Để làm được việc này, nhiệm vụ trọng tâm của Bộ TT&TT trong thời gian tới là sớm lập lại trật tự trong việc quản lý truyền hình trả tiền. Bên cạnh việc xem xét, cấp phép cho các doanh nghiệp viễn thông lớn, có sẵn hạ tầng mạng rộng và nhu cầu tham gia thị trường, thời gian tới, Bộ cũng sẽ đẩy mạnh hoạt động thanh kiểm tra chất lượng dịch vụ đang được cung cấp tới người dân. Mục tiêu cuối là tạo điều kiện cho thị trường "phát triển tốt, cạnh tranh lành mạnh".
Đồng thời, Bộ cũng yêu cầu Cục Viễn thông sớm đề xuất các tiêu chí cụ thể để xem xét cấp phép cung cấp dịch vụ trả tiền cho các doanh nghiệp trước ngày 15/5.
Tháng trước, Hiệp hội Truyền hình trả tiền có công văn yêu cầu không cấp phép cho Viettel tham gia thị trường truyền hình trả tiền, với lý do Tập đoàn này sẽ "đầu tư ngoài ngành". Tuy nhiên, Nghị định 20 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý truyền hình trả tiền đã quy định rõ, cần phân định giữa doanh nghiệp cung cấp nội dung dịch vụ trả tiền với doanh nghiệp cung cấp hạ tầng dịch vụ truyền hình trả tiền (chịu sự quản lý của luật viễn thông). Các chuyên gia trong lĩnh vực viễn thông cũng khẳng định, việc doanh nghiệp viễn thông tận dụng hạ tầng sẵn có để cung cấp dịch vụ truyền dẫn phát sóng là hợp lý, hoàn toàn không phải đầu tư ngoài ngành.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Không còn là giả tưởng: Hệ điều hành đầu tiên cho máy tính lượng tử đã xuất hiện, mở đường cho Internet lượng tử
QNodeOS được thiết kế để tương thích với mọi loại qubit, không phụ thuộc vào phần cứng cụ thể.
Nga đặt mục tiêu tự sản xuất chip 28nm vào năm 2030, chậm gần 20 năm so với thế giới