Không phải Megalodon, 5 loài này mới thực sự là quái vật mạnh nhất đại dương cổ đại

    Đức Khương, phunuvietnam 

    Trong lịch sử 4,6 tỷ năm của Trái Đất, dù là đại dương xanh thẳm hay vùng đất rộng lớn, đều tồn tại một số loài vật đáng sợ mà con người không thể tưởng tượng được, chúng là những kẻ săn mồi tàn nhẫn đứng đầu chuỗi thức ăn.

    Trong thời kỳ thống trị của những sinh vật này, rất ít loài có thể chống lại được chúng. Mặc dù hình dạng và đặc điểm của chúng khác nhau do sự khác biệt về môi trường sống, nhưng chúng đều là những chúa tể vượt trội trong thời đại sinh học tương ứng của chúng.

    Anomalocaris

    Khoảng 530 triệu năm trước, có một sinh vật đáng sợ được gọi là "loài vật dị thường" - Anomalocaris. Trong các đại dương ở thời đại này, loài tôm kỳ lạ này được coi là loài săn mồi hung dữ nhất. Nó có một đôi mắt cuống to và chi trước to để bắt mồi nhanh chóng. 

    Anomalocaris tuy không giỏi đi lại dưới đáy biển, nhưng lại bơi rất nhanh. Cái miệng khổng lồ của loài tôm kỳ lạ có thể đạt đường kính 25 cm, đủ sức săn mồi bất kỳ sinh vật lớn nào vào thời điểm đó. 

    Đồng thời, trong miệng có những chiếc răng ngoài hình vòng, gây ra mối đe dọa lớn cho những động vật được bảo vệ bởi lớp giáp ngoài khoáng hóa. 

    Không phải Megalodon, 5 loài này mới thực sự là quái vật mạnh nhất đại dương cổ đại - Ảnh 1.

    Anomalocaris là một chi Anomalocarididae, một họ động vật được xem là họ hàng gần của tổ tiên arthropoda. Hóa thạch Anomalocaris đầu tiên được phát hiện bởi Joseph Frederick Whiteaves, một hóa thạch khác phát hiện bởi Charles Doolittle Walcott. Anomalocaris được cho là động vật ăn thịt.

    Là loài động vật ăn thịt cực kỳ hung dữ, kích thước cá thể của chúng có thể đạt tới hơn 2 mét, trong khi kích thước cơ thể trung bình của hầu hết các loài động vật khác vào thời điểm đó chỉ từ vài mm đến vài cm. 

    Tuy nhiên, khoảng 440 triệu năm trước, loài Anomalocaris đã tuyệt chủng một cách bí ẩn. Cho đến ngày nay, người ta vẫn còn thắc mắc tại sao loài tôm kỳ lạ này lại biến mất vĩnh viễn khỏi bề mặt Trái Đất. Các nhà khoa học có nhiều giả thuyết khác nhau về sự tuyệt chủng của loài này nhưng chưa có câu trả lời thuyết phục.

    Deinosuchus

    Không phải Megalodon, 5 loài này mới thực sự là quái vật mạnh nhất đại dương cổ đại - Ảnh 2.

    Deinosuchus là một chi cá sấu đã tuyệt chủng, tên gọi có nghĩa là "cá sấu khủng khiếp" và có gốc từ tiếng Hy Lạp cổ.

    Deinosuchus là một trong những loài cá sấu lớn nhất từng xuất hiện trong lịch sử Trái Đất, sống vào cuối kỷ Phấn trắng cách đây khoảng 75 triệu năm và phân bố ở bờ biển phía đông Bắc Mỹ.

    Do các hóa thạch của loài Deinosuchus được phát hiện còn chưa hoàn thiện nên luôn có nhiều tranh cãi về chiều dài của chúng. Mãi đến năm 1954, các nhà khoa học mới ban đầu ước tính chiều dài của Deinosuchus là khoảng 10 mét.

    Deinosuchus thường được cho là áp dụng kiểu săn mồi tương tự như kiểu săn mồi của cá sấu thời hiện đại. Chúng thích ngâm mình trong nước, chờ đợi thời cơ rồi vồ lấy khủng long hoặc các động vật trên cạn khác tiến vào bờ.

    Kích thước lớn và bộ hàm khỏe mạnh của Deinosuchus khiến chúng trở nên cực kỳ nguy hiểm khi săn mồi. Một khi Deinosaur tấn công, bộ hàm mạnh mẽ của chúng có thể dễ dàng kẹp chặt con mồi và sau đó khuất phục nó bằng lực cắn mạnh.

    Sau một thời gian dài tiến hóa, Deinosuchus đã trở thành loài săn mồi hàng đầu trên bờ biển vào cuối kỷ Phấn trắng. Các nhà khoa học đã phát hiện một số hóa thạch khủng long mỏ vịt có dấu răng của loài Deinosuchus gần Texas, Mỹ. Những bằng chứng hóa thạch này cho thấy Deinosuchus hoàn toàn có khả năng săn khủng long trên bờ.

    Mosasaurus

    Không phải Megalodon, 5 loài này mới thực sự là quái vật mạnh nhất đại dương cổ đại - Ảnh 3.

    Mosasaurus là một chi thương long, một nhóm thằn lằn đã tuyệt chủng sống thủy sinh. Chúng tồn tại trong thời kỳ tầng Maastricht của Creta muộn, niên đại khoảng từ 70 đến 66 triệu năm trước đây, ở Tây Âu và Bắc Mỹ.

    Theo dữ liệu hóa thạch hiện tại, Mosasaurus là một chi thương long, không tồn tại trong một thời gian dài, nhưng nó là một loài có tống độ tiến hóa rất nhanh chóng và thống trị đại dương vào thời điểm chúng sinh sống. 

    Loài động vật khổng lồ này có thể dài tới 21 mét và nặng tới 33 tấn, hiệu quả chiến đấu của nó là vô cùng đáng sợ. Và điều đáng kinh ngạc là chúng sống theo bầy đàn, có chỉ số IQ cao và khả năng hợp tác theo nhóm tuyệt vời, tương tự như cá voi sát thủ hiện đại. 

    Dù là kinh nghiệm chiến đấu hay sức tấn công, Mosasaurus đều thể hiện rất tốt. Tổ tiên của thương long vốn là loài thằn lằn nhỏ trên cạn, sau một quá trình tiến hóa lâu dài, chúng dần thích nghi với cuộc sống ở biển. 

    Các ngón chân của chúng trở thành bàn chân có màng, cơ thể chúng trở nên thon dài và linh hoạt, đầu và hàm của chúng trở nên to lớn và khỏe mạnh. Chúng sinh sôi nảy nở nhanh chóng vào cuối kỷ Phấn trắng và đẩy các loài ichthyosaur và plesiosaurs khác đến bờ vực tuyệt chủng.

    Tusoteuthis

    Không phải Megalodon, 5 loài này mới thực sự là quái vật mạnh nhất đại dương cổ đại - Ảnh 4.

    Tusoteuthis là một chi động vật thân mềm enchoteuthine lớn đã tuyệt chủng sống trong kỷ Phấn trắng. Mặc dù thường được gọi là mực, nhưng ngày nay nó được cho là có họ hàng gần hơn với bạch tuộc hiện đại.

    Mosasaurus quả thực là loài tồn tại thống trị trong đại dương nhưng không phải là không có kẻ thù tự nhiên. Các nhà khoa học đã khôi phục lại một sinh vật biển cùng tồn tại với Mosasaurus và sinh vật này thực sự có thể ăn thịt Mosasaurus. Kẻ thù tự nhiên này chính là loài mực lớn nhất từng tồn tại trên hành tinh của chúng ta.

    Nó có một số điểm tương đồng với loài mực khổng lồ hiện đại. Có kích thước tương đương với một con thương long, loài mực Tusoteuthis sở hữu mười xúc tu dài có thể siết chặt con mồi, khiến chúng bất động và cuối cùng khiến chúng ngạt thở đến chết.

    Mực Tusoteuthis là loài động vật thân mềm tương tự như các sinh vật giống mực khác. Tuy nhiên, do cơ thể mềm nên xác của mực Tusoteuthis không thể hóa thạch mà chỉ có lớp vỏ cứng của nó là tồn tại.

    Vì vậy, sự xuất hiện của loài mực Tusoteuthis luôn là điều bí ẩn. Các nhà khoa học chỉ có thể cố gắng khôi phục lại hình dạng và đặc điểm của mực Tusoteuthis dựa trên những nghiên cứu và suy đoán về loài mực hiện đại.

    Livyatan melvillei 

    Không phải Megalodon, 5 loài này mới thực sự là quái vật mạnh nhất đại dương cổ đại - Ảnh 5.

    Melvillei cũng tung hoành trên biển cả cùng thời điểm với cá mập khổng lồ, và do đó sự cạnh tranh lẫn nhau giữa hai loài là khó tránh khỏi.

    Cá voi Livyatan melvillei sống ở vùng biển Miocen cách đây khoảng 14 triệu năm, hiện nay chúng ta chỉ có hộp sọ và chiếc răng dài 40 cm của chúng làm mẫu tham khảo để hiểu về nó.

    Theo suy đoán, chiều dài tối đa của nó là khoảng 17,5 mét và trọng lượng khoảng 65 tấn. Loài cá voi cổ đại này săn các loài động vật to lớn khác và là loài săn mồi hàng đầu của đại dương.

    Chúng có cái đầu to cứng cáp, ngoài lực cắn lên tới chục tấn, chúng còn có một tuyệt chiêu độc đáo là dùng đầu để đánh con mồi. Giống như Megalodon, loài cá voi cổ đại này là loài săn mồi hàng đầu của đại dương.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ