Không phải photoshop đâu, đây chính là công trình giao thông thứ thiệt tại Nhật Bản đấy
Không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm công nghệ đầy sáng tạo, đất nước Nhật Bản còn khiến nhiều quốc gia trên toàn thế giới phải ngả mũ thán phục trước hàng loạt công trình cầu đường mang thiết kế độc đáo cùng tính ứng dụng cao của mình.
Giống như một số quốc gia châu Á khác, người dân tại xứ mặt trời mọc cũng từng trải qua rất nhiều giai đoạn khó khăn trong lịch sử hình thành và phát triển.
Nhưng bằng sự cầu tiến cùng tinh thần sáng tạo không ngừng nghỉ thì đất nước họ đã hoàn toàn thay đổi chỉ sau vài thập kỷ ngắn ngủi. Bên cạnh những sản phẩm công nghệ cao được tung ra thị trường, nước Nhật còn khá nổi tiếng với hệ thống giao thông mang đậm tính ứng dụng của mình.
Những tuyến đường giao thông ở Nhật Bản luôn có vạch phân làn riêng biệt dành cho từng loại xe, hơn nữa người dân cũng rất nghiêm túc trong việc chấp hành luật lệ nên vấn nạn phóng nhanh vượt ẩu là không thể xảy ra.
Tuy nhiên, với lưu lượng ô tô khủng khiếp mỗi ngày, chính quyền nước này vẫn phải tìm nhiều biện pháp khác nhau để đảm bảo chủ trương "đường thông hè thoáng" do mình từng đặt ra.
Và các cây cầu trên cao mang kiến trúc độc đáo đã hình thành từ đó, mà điển hình là vô số công trình với độ dốc cực lớn, tạo cảm giác mạo hiểm mà chẳng phải ai cũng có đủ can đảm để lái xe vượt qua.
Sự sáng tạo của người kĩ sư cũng được thể hiện rất rõ qua các hạng mục cầu đường được xây dựng. Nếu thử mớ ứng dụng định vị GPS trên Google ra xem, chắc hẳn bạn sẽ phải choáng váng trước những hình ảnh mà mình nhìn thấy đấy.
Mặc dù mang mục đích phân làn và làm giảm tốc độ khi các phương tiện di chuyển từ trên xuống, thế nhưng họ lại khá chú trọng vào phong cách thiết kế sao cho những "đứa con" tinh thần có thể xuất hiện với diện mạo hoàn hảo nhất.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời