Không phải xấu hổ, chính bộ não đã ngăn chúng ta nhìn nhau khi nói chuyện

    TNS,  

    Đừng cố trừng trừng nhìn nhau và khiến mọi chuyện tệ hơn nhé.

    Hẳn bạn chẳng lạ gì sự ngại ngùng khi phải nhìn thẳng vào mắt người đối diện mình. Giao tiếp trực tiếp mặt đối mặt là chuyện chẳng thể tránh khỏi trong sinh hoạt hàng ngày. Nhưng việc phải nhìn chằm chằm vào đối phương trong suốt cuộc nói chuyện hẳn đã không ít lần gây khó khăn cho bạn trong việc khoa tay múa chân và thao thao bất tuyệt. Bạn tự thấy mình trở nên vụng về, ngắc ngứ và đôi khi thật ngớ ngẩn. Đâu là nguyên nhân cho tình trạng này?

    Không phải xấu hổ, chính bộ não đã ngăn chúng ta nhìn nhau khi nói chuyện - Ảnh 1.

    Một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Cognition đã lý giải nguyên nhân tại sao việc mắt chạm mắt lại ảnh hưởng đến khả năng truyền đạt ngôn ngữ, mặc dù hai bộ phận đảm nhiệm hai chức năng này nằm ở những vùng cách xa nhau trong não bộ. Các nhà nghiên cứu giải thích rằng, việc giao tiếp bằng mắt là một phương tiện không thể thiếu, nhưng lại đồng thời nó lại cản trở khả năng truyền đạt ngôn ngữ của con người.

    Trong nghiên cứu này, hai nhà nghiên cứu thuộc đại học Kyoto, Shogo Kajimura và Michio Nomura, cho 26 tình nguyện viên chơi trò nối từ trong khi phải đối diện với những khuôn mặt ảo trên màn hình. Những khuôn mặt này được chia đều về tỷ lệ nam nữ, một số khuôn mặt được thiết kế nhìn trực tiếp tình nguyện viên, một số thì không.

    Không phải xấu hổ, chính bộ não đã ngăn chúng ta nhìn nhau khi nói chuyện - Ảnh 2.

    Họ sẽ nhận được một số danh từ và phải trả lời bằng động từ có liên quan trong thời gian nhanh nhất có thể. Mức độ được thiết kế từ đơn giản như “dao” - “cắt” đến phức tạp như “danh sách” - “liệt kê”. Sau đó họ phải đặt câu với các danh từ cùng động từ đã trả lời ở trên. Và dĩ nhiên, họ vẫn phải luôn phải dính mắt vào khuôn mặt ảo trên màn hình.

    Kết quả cho thấy, các tình nguyện viên trả lời chậm hơn khi khuôn mặt trên màn hình nhìn trực diện họ. Nhưng tình trạng này chỉ xuất hiện với những từ khó, hoặc những từ có nhiều lựa chọn.

    Không phải xấu hổ, chính bộ não đã ngăn chúng ta nhìn nhau khi nói chuyện - Ảnh 3.

    Hai nhà nghiên cứu Kajimura và Nomura cho rằng, kết quả thực nghiệm đã cho thấy giao tiếp bằng mắt không thực sự làm ảnh hưởng đến khả năng xử lý và lựa chọn từ ngữ của não bộ. Nhưng việc dồn hết nỗ lực tinh thần để nhìn chằm chằm vào một đối tượng nào đó khiến não bộ trở nên quá tải và và việc xử lý ngôn ngữ trở nên khá khó khăn.

    Việc tự tin nhìn nhau trong giao tiếp mặt đối mặt là cực kỳ quan trọng trong truyền tải cảm xúc. Nếu cứ né tránh ánh nhìn của đối phương, bạn có thể tạo ra một ấn tượng rất xấu. Nhưng trừng trừng nhìn nhau thậm chí còn làm mọi chuyện trở nên tệ hơn, thay vào đó, hãy tìm cách cư xử và gợi chuyện thật khéo léo. Tự tin, vừa đủ và đúng mực, đó là cách mà bạn chinh phục bất cứ đối tượng nào.

    Tham khảo: Howstuffworks

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ