Kim tự tháp bí ẩn dưới nước của Nhật Bản: Đài tưởng niệm Yonaguni là cấu trúc tự nhiên hay một Atlantis đã mất?
Công trình kiến trúc dưới nước đáng chú ý của Nhật Bản, đài tưởng niệm Yonaguni, là sản phẩm của các lực địa chất tự nhiên hay tàn tích của một nền văn minh đã mất trong truyền thuyết?
- Phân tử nước lần đầu tiên được tìm thấy trên tiểu hành tinh!
- Những con sói đột biến ở Chernobyl dường như đã phát triển một số loại khả năng chống lại bệnh ung thư
- Người Amazon cổ đại đã tạo ra một loại đất có thể tự phát triển và mở rộng sau hàng nghìn năm!
- Runit Dome: 'Ngôi mộ' bê tông đang khiến giới khoa học sợ đến toát mồ hôi!
- Bí mật của đạn đồng và đạn thép: Tại sao nhiều quốc gia chọn đạn đồng?
Sâu bên dưới làn nước màu ngọc lam ngoài khơi đảo Yonaguni, Nhật Bản, ẩn chứa một bí ẩn khổng lồ: Đài tưởng niệm Yonaguni, còn được gọi là "Di tích tàu ngầm đảo Yonaguni". Cao 45 m tính từ đáy biển, công trình kiến trúc hùng vĩ và bí ẩn nà có những bậc thang hình học hoàn hảo đến mức khó hiểu, những bậc thang dường như được chạm khắc và thậm chí còn có cả những dấu hiệu giống chữ tượng hình chưa thể giải mã.
Đài tưởng niệm Yonaguni là một kỳ công của kỹ thuật cổ xưa của con người, một thành phố dưới nước đã bị lãng quên hay đơn giản là một sự sáng tạo kỳ lạ của Mẹ Thiên nhiên? Câu hỏi này đã thu hút các thợ lặn, nhà khảo cổ học và những người theo thuyết âm mưu trong nhiều thập kỷ.
Câu chuyện bắt đầu vào năm 1985 với Kihachiro Aratake, một huấn luyện viên lặn địa phương đang trong quá trình khám phá rạn san hô của đảo Yonaguni. Khi di chuyển quanh khung cảnh đầy đá nhằm tìm kiếm một vị trí tốt để quan sát cá mập đầu búa, anh tình cờ bắt gặp một cảnh tượng vô cùng đáng kinh ngạc: một bệ hình chữ nhật đồ sộ được khắc những đường thẳng và góc nhọn.
Tin tức về hiện tượng bất thường dưới nước này sau đó đã nhanh chóng lan truyền và từ đó thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, thợ lặn và khách du lịch, những người tranh luận liệu đó là sự hình thành tự nhiên hay là tàn tích của một nền văn minh cổ đại.
Đài tưởng niệm bí ẩn này bao gồm một loạt các khối sa thạch khổng lồ tạo thành hình dạng giống như kim tự tháp. Nó dài khoảng 50 mét, rộng 20 mét và nằm ở độ sâu khoảng 26 mét. Một số khối cự thạch có cạnh thẳng, góc vuông và bề mặt phẳng, trong khi những khối khác có hình dạng cong và rãnh giống như được con người chạm khắc.
Đài tưởng niệm Yonaguni còn có những đặc điểm giống như những cột trụ, mái vòm, sân thượng, cầu thang và thậm chí cả những con đường. Gần đó, người ta cũng phát hiện ta những cấu trúc nhỏ hơn khác dường như là một phần của khu phức hợp lớn hơn.
Nguồn gốc và niên đại của đài tưởng niệm Yonaguni cho tới nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Một số học giả, đáng chú ý nhất là nhà địa chất biển Masaaki Kimura từ Đại học Ryukyus, cho rằng đây là công trình nhân tạo có niên đại ít nhất 5.000 năm trước. Ông cho rằng nó được xây dựng bởi một nền văn minh đã mất, có thể là Mu hay Lemuria huyền thoại, hoặc thậm chí là Atlantis, đã bị nhấn chìm bởi một sự kiện thảm khốc như động đất hoặc sóng thần.
Những người ủng hộ lý thuyết "do con người tạo ra" chỉ ra các đặc điểm hình học, sự hiện diện của "bậc thang" và "đoạn dốc", các hình chạm khắc và sự liên kết của tượng đài với các hướng chính và điểm chí là bằng chứng của thiết kế thông minh.
Tuy nhiên, các học giả khác vẫn cho rằng đây là sự hình thành tự nhiên được hình thành bởi sự xói mòn và chuyển động kiến tạo trong hàng triệu năm. Họ chỉ ra đặc điểm địa chất độc đáo của khu vực, nơi các mảng kiến tạo va chạm nhau và các dòng chảy mạnh dưới nước tạo nên những hình dạng kỳ lạ vào nền đá sa thạch. Họ cho rằng các hình dạng hình học thông thường chỉ đơn giản là kết quả ngẫu nhiên của các vết nứt tự nhiên và mô hình xói mòn dọc theo các khớp nối và đứt gãy tự nhiên.
Những người ủng hộ lý thuyết "tự nhiên" giải thích rằng các đường thẳng và góc là phổ biến trong đá trầm tích do cấu trúc phân lớp và mặt phẳng phân cắt của chúng. Họ cũng cho rằng các hình chạm khắc thực chất là những vết xước do các dòng xoáy dưới nước hoặc sinh vật biển tạo ra hoặc các công cụ được thợ lặn sử dụng.
Cuộc tranh luận về đài tưởng niệm Yonaguni khó có thể sớm được giải quyết vì không có bằng chứng chắc chắn nào cho cả hai giả thuyết. Chính phủ Nhật Bản trên thực tế không công nhận nó là một hiện vật văn hóa và chưa tiến hành bất kỳ công việc nghiên cứu hay bảo tồn chính thức nào về nó. Cách duy nhất để khám phá nó là lặn, tuy nhiên để đến được di tích này, bạn cần có giấy phép và hướng dẫn viên. Khu vực này cũng có dòng chảy mạnh và tầm nhìn kém, khiến việc tham quan trở nên khó khăn và tiềm ẩn nguy hiểm.
Đài tưởng niệm Yonaguni vẫn là một trong những bí ẩn dưới nước hấp dẫn và gây tranh cãi nhất trên thế giới. Nó mời gọi chúng ta đặt câu hỏi về những giả định của mình về lịch sử, văn hóa và thiên nhiên, đồng thời tự hỏi những bí mật nào ẩn giấu bên dưới những con sóng.
Tham khảo: Earthlymission
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming