Runit Dome được xây dựng từ năm 1977 đến 1980 để chứa chất thải phóng xạ từ các vụ thử hạt nhân trong Chiến tranh Lạnh.
- Hình dáng cơ thể quyết định tuổi thọ? Chuyên gia tiết lộ số phận của người cổ dày bụng to!
- Bằng chứng cho thấy 'hiệp sĩ chó' thực sự tồn tại trong quá khứ!
- Bí ẩn về cách hoạt động của tia tử thần Archimedes cuối cùng đã tìm được lời giải bởi một học sinh lớp 8!
- AI: Bạn của nhân loại hay kẻ hủy diệt tương lai?
- Phát hiện loài sứa lạ gần Nhật Bản có thể chứa vô số nọc độc và 240 xúc tu!
Quần đảo Marshall là một quốc đảo đẹp như tranh vẽ nằm ở Thái Bình Dương giữa Hawaii và Philippines. Nhưng giữa những cây dừa và làn nước trong vắt lại là một kiến trúc mái vòm bằng bê tông khổng lồ. Kiến trúc này được gọi là Runit Dome - một "ngôi mộ" chứa chất thải hạt nhân - trong quá khứ, đây là một địa điểm thử nghiệm hạt nhân của Hoa Kỳ.
Từ năm 1946 đến năm 1958, Hoa Kỳ đã cho nổ 67 quả bom hạt nhân và bom khí quyển trên đảo san hô Enewetak và đảo san hô Bikini ở quần đảo Marshall. Với mục đích giành lợi thế trước Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ đã sử dụng quốc đảo này làm địa điểm thử nghiệm không chỉ bom hạt nhân mà cả vũ khí sinh học.
Vào những năm 1970, Hoa Kỳ đã cố gắng dọn sạch các sản phẩm phụ nguy hiểm trong quá trình thử nghiệm của mình bằng cách chôn chúng dưới một kiến trúc mái vòm bê tông dày 18 inch (40,7 cm) trên đảo Runit thuộc đảo san hô Enewetak, được gọi là Runit Dome, hay còn được gọi đơn giản là "ngôi mộ". Trên thực tế, đây chỉ là giải pháp tạm thời và theo thời gian, ngôi mộ hạt nhân này đã khiến cho nhiều người lo sợ về một thảm họa sinh thái khi nó bắt đầu cũ đi.
Câu chuyện về Runit Dome bắt đầu vào những năm 1940, khi Mỹ xác định quần đảo Marshall là địa điểm thích hợp để thử vũ khí hạt nhân. Theo The Guardian, lý do nơi đây được lựa chọn là vì nó có dân số thấp, kết hợp với khoảng cách xa với các quốc gia và tuyến đường vận chuyển khác.
Năm 1946, Mỹ thả quả bom hạt nhân đầu tiên xuống quần đảo. Trong 5 năm tiếp theo, họ đã thả thêm 8 quả bom hạt nhân nữa — có sức công phá từ 23 đến 225 kiloton — đã được kích nổ gần cả đảo san hô Enewetak và đảo san hô Bikini.
Năm 1952, chính phủ Mỹ bắt đầu thử nghiệm nhiều hơn trên quần đảo này. Theo Los Angeles Times, Mỹ đã thả 25 quả bom hạt nhân trong vòng 4 năm tiếp theo, bao gồm quả bom có tên Castle Bravo mạnh gấp 1.000 lần quả bom ném xuống Hiroshima và Nagasaki. Nó được coi là quả bom khinh khí mạnh nhất từng được Mỹ kích nổ.
Tốc độ của các vụ nổ hạt nhân tăng nhanh vào cuối những năm 1950, khi các nhà chức trách Mỹ lo lắng về lệnh cấm thử nghiệm trên mặt đất. Chỉ riêng trong năm 1958, có 33 quả bom đã được ném xuống từ ngày 28 tháng 4 đến ngày 18 tháng 8.
Nhưng ngay cả sau khi Hiệp ước cấm thử nghiệm có giới hạn được ký kết vào năm 1963, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục thử nghiệm vũ khí trên quần đảo Marshall - không phải vũ khí hạt nhân. Bắt đầu từ năm 1968, hàng chục loại vũ khí sinh học cũng đã được thử nghiệm tại đây.
Đến những năm 1970, Hoa Kỳ không còn nhu cầu thử nghiệm vũ khí trên quần đảo Marshall. Tuy nhiên, trong hàng thập kỷ. các vụ nổ đã tàn phá cảnh quan tại quần đảo Marshall, để lại những miệng hố khổng lồ và tệ nhất là để lại hàng tấn chất thải phóng xạ.
Sau đó, Hoa Kỳ đã dọn dẹp quần đảo Marshall, điều này nhanh chóng dẫn đến việc xây dựng một “ngôi mộ” bằng bê tông trên đảo Runit có tên là Runit Dome.
Quá trình hình thành Runit Dome
Năm 1972, Hoa Kỳ đồng ý trả lại đảo san hô Enewetak cho cư dân sau khi họ đe dọa hành động pháp lý. Theo The New York Times, Mỹ cũng đồng ý làm sạch đảo san hô. Nhưng người Mỹ nhanh chóng gặp vấn đề.
Đầu tiên, có hơn 3,1 triệu feet (gần 1 triệu mét) khối chất phóng xạ trên quần đảo. Đảo Runit của đảo san hô tỏ ra đặc biệt có vấn đề, vì nó từng là nơi diễn ra 11 vụ thử hạt nhân và đã để lại “sự ô nhiễm cao dưới bề mặt”. Các đồng vị phóng xạ ở đó có chu kỳ bán rã 24.000 năm - do đó đảo Runit sẽ luôn độc hại đối với con người.
Vì vậy, Ủy ban Năng lượng Nguyên tử, (Bộ Năng lượng ngày nay) và Bộ Quốc phòng của Hoa Kỳ đã đưa ra kế hoạch thu thập các mảnh vụn phóng xạ từ khắp đảo san hô Enewetak và đổ chúng vào miệng núi lửa Runit, sau đó bao phủ toàn bộ bằng một mái vòm bê tông. Do Quốc hội Mỹ từ chối trả tiền cho các nhà thầu tư nhân nên chính phủ đã nhờ quân đội Hoa Kỳ thực hiện công việc này.
Từ năm 1977 đến năm 1980, khoảng 4.000 quân nhân Hoa Kỳ đã xúc đất và mảnh vụn bị ô nhiễm đổ vào miệng núi lửa. Họ trộn các mảnh vụn với bê tông, sau đó niêm phong chúng bên trong Runit Dome.
Mặc dù một số biện pháp an toàn đã được đưa ra, nhưng hầu hết đều nhanh chóng bị loại bỏ. Chẳng hạn, đảo san hô quá nóng để mặc bộ quần áo bức xạ màu vàng, và các thiết bị lấy mẫu không khí để theo dõi lượng plutonium hấp thụ nhanh chóng bị hỏng.
“Trong quá trình xây dựng, chúng tôi thường bị bao phủ bởi bụi chứa plutonium - giống như phấn rôm trẻ em”, Paul Laird, người lái máy ủi trong quá trình xây dựng Runit Dome, kể lại với The New York Times.
Laird và hàng trăm quân nhân khác đã giúp xây dựng Runit Dome, sau đó đều bị ung thư, các vấn đề về xương và thậm chí là dị tật bẩm sinh ở con cái của họ.
Trong khi đó, Runit Dome cũng là mối đe dọa đối với người Marshallese, những người đã tái định cư ở phần phía nam của đảo san hô Enewetak — đặc biệt là khi biến đổi khí hậu có nguy cơ làm hỏng nó và giải phóng chất phóng xạ bên trong.
Mối nguy thường trực
Đối với Marshallese, Runit Dome là một thảm họa theo nhiều cách. Trước hết, nó đại diện cho lịch sử thử nghiệm hạt nhân của Hoa Kỳ. Và thứ hai, nó gây nguy hiểm nghiêm trọng khi mái vòm bê tông bắt đầu cũ đi.
Nerje Joseph từng là một đứa trẻ trên đảo san hô Rongelap khi vụ nổ Castle Bravo diễn ra vào ngày 1 tháng 3 năm 1954. Cô ấy nói với Los Angeles Times rằng cô ấy nhớ ngày có “hai mặt trời” và bụi phóng xạ hạt nhân đã trút xuống nhà cô ấy như thế nào. Mặc dù Hoa Kỳ đã sơ tán Joseph và những người khác hai ngày sau đó, nhưng nhiều người đã gặp vấn đề về sức khỏe sau này trong cuộc sống.
Trên thực tế, Runit Dome chứa 111.000 mét khối mảnh vụn phóng xạ và các chuyên gia lo ngại rằng một cơn bão do biến đổi khí hậu gây ra có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngôi mộ này và sau đó những chất thải hạt nhất có thể lan ra Thái Bình Dương.
Tham khảo: Allthatsinteresting
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nóng: CEO Jensen Huang trở lại Việt Nam sau 1 năm, Nvidia 'giữ lời hứa' mở trung tâm nghiên cứu và dữ liệu AI
Chính phủ Việt Nam và Nvidia ký kết mở Trung tâm R&D và Trung tâm Dữ liệu AI dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính và CEO Nvidia Jensen Huang.
Mở hộp MacBook Pro 16 inch M4 Pro chính hãng tại Việt Nam trị giá hơn 100 triệu đồng: Nhanh, mạnh, màn hình Nano-texture dùng rất thích