Koi Pla, một món ăn truyền thống phổ biến tại Thái Lan và Lào, đang bị cho là nguyên nhân gây ra khoảng 20.000 ca tử vong mỗi năm. Được người dân ở Lào và vùng Isaan của Thái Lan coi như một món salad, Koi Pla bao gồm cá sống băm nhỏ, nước cốt chanh, rau thơm và gia vị. Tuy nhiên, thành phần cá trong món ăn này chứa những nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng.
- Ví dụ điển hình tại Mỹ cho thấy nước lũ có thể khiến xe điện bốc cháy!
- Lớp băng vĩnh cửu tan chảy, để lộ phần còn lại của một con sư tử đói khát, vẫn há miệng chờ thức ăn suốt 26.000 năm!
- Tại sao núi Taranaki ở New Zealand lại có ranh giới gần như hình tròn hoàn hảo, giống như được tạo ra bởi con người?
- Năm cuộc đại tuyệt chủng trên Trái Đất có thực sự liên quan đến Mặt Trăng?
- Chuỗi siêu thị Aeon của Nhật Bản triển khai hệ thống AI để chuẩn hóa nụ cười và theo dõi thái độ của nhân viên
Cá sống từ lưu vực sông Mê Kông, thành phần chính của Koi Pla, thường bị nhiễm ký sinh trùng giun dẹp được gọi là sán lá gan. Những ký sinh trùng này gây ra một loại ung thư đặc biệt nguy hiểm – ung thư đường mật, còn gọi là ung thư ống mật. Đây là loại ung thư hết sức nguy hiểm và là nguyên nhân của khoảng 20.000 ca tử vong mỗi năm chỉ riêng tại Thái Lan.
Tiến sĩ Narong Khuntikeo, một bác sĩ phẫu thuật gan tại Đại học Khon Kaen ở Thái Lan, đã lên tiếng cảnh báo về gánh nặng sức khỏe do món ăn này gây ra. Ông chia sẻ với hãng tin Agence France-Presse vào năm 2017 rằng: "Đây là gánh nặng rất lớn đối với sức khỏe. Nhưng không ai biết về điều này vì họ chết một cách lặng lẽ, giống như lá rụng khỏi cây vậy".
Khuntikeo, người đã mất cả cha và mẹ vì ung thư ống dẫn mật do ăn Koi Pla, đã dành nhiều năm đi khắp vùng nông thôn đông bắc Thái Lan để cảnh báo người dân về nguy cơ này. Tuy nhiên, việc thay đổi thói quen ăn uống của người dân địa phương gặp nhiều khó khăn do sự phổ biến và giá rẻ của món ăn này.
Việc thuyết phục người dân ngừng ăn Koi Pla không dễ dàng. Nhiều người dân Isaan vẫn bảo vệ món ăn truyền thống này, cho rằng việc nấu chín cá sẽ làm mất đi hương vị đặc trưng. Một số người thậm chí chấp nhận rủi ro, nói rằng "có nhiều cách để chết". Tiến sĩ Khuntikeo hy vọng rằng thế hệ trẻ sẽ nhận ra mối nguy hiểm và thay đổi thói quen ăn uống của mình.
Ung thư ống mật, hay còn gọi là "kẻ giết người thầm lặng", có tỷ lệ sống sót rất thấp nếu không được phẫu thuật kịp thời. Isaan, tỉnh lớn nhất của Thái Lan, ghi nhận số ca ung thư ống mật cao nhất trên thế giới, một phần lớn do sự phổ biến của Koi Pla.
Tiến sĩ Khuntikeo đã tiến hành thử nghiệm trên nhiều dân làng ở tỉnh Isaan và phát hiện rằng có tới 80% trong số họ đã bị nhiễm sán lá gan. Mặc dù không phải tất cả đều mắc ung thư ống mật, nhưng nguy cơ mắc phải căn bệnh này trong tương lai là rất cao.
Để giảm thiểu nguy cơ, các bác sĩ và chuyên gia y tế đang nỗ lực nâng cao nhận thức cộng đồng về nguy hiểm của Koi Pla. Họ khuyến khích người dân nấu chín cá trước khi ăn và tìm kiếm các món ăn thay thế an toàn hơn. Các chiến dịch giáo dục và truyền thông cũng đang được triển khai nhằm thay đổi thói quen ăn uống của người dân địa phương.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Tại sao Nhật Bản cần lưu trữ 50.000 tấn nước siêu sạch ở độ sâu 1.000 mét? Nó có thể được sử dụng để làm gì?