Bạn có muốn đặt một chiếc Stircle lên bàn ăn gia đình?
- Thay vì kèn, trống hay mâm, fan bóng đá Nga lại sử dụng… thìa để cổ vũ cho World Cup 2018
- Không phải tất cả giới siêu giàu đều sinh ra đã "ngậm thìa vàng", dưới đây là chuyện về 19 tỷ phú vươn lên từ hai bàn tay trắng
- Cuộc đời kì lạ và những phát minh kì dị của người đàn ông nghĩ ra chiếc thìa-dĩa đầy sáng tạo
- Chỉ dùng 1 chiếc thìa, kiểm tra sức khoẻ trong vòng 1 phút
- Sinh viên Trung Quốc chế tạo thiết bị sản xuất 80 giờ điện chỉ từ một thìa đường
Cách đây chẳng lâu lắm, Thung lũng Silicon xuất hiện cỗ máy ép hoa quả được cho là đi trước thời đại. Với giá 400 USD, bạn sẽ chuyển nước quả “thơm ngon” từ trong túi bán sẵn thành nước quả cho vào cốc. Vận hành máy cần nhiều bước nhiêu khê, lại còn phải mua túi nước quả từ chính nhà sản xuất để dùng cả máy.
Thế rồi cư dân mạng ngã ngửa lên khi biết sự thật: chỉ cần hai bàn tay, cũng ép được nước quả từ cái túi. Tệ hơn, hóa ra ta còn dùng được tay để gọt hoa quả và tìm ra cách ép thành nước.
Vài tháng sau, cái máy nước quả Juicero tụt dốc không phanh, đi từ Thung lũng Silicon xuống cửa hàng tạp phẩm ven đường. Hiện tại, công ty Juicero đã đóng cửa.
Ta tưởng không thứ gì vượt mặt Juicero được nữa, nhưng đầu óc sáng tạo vô tận con người vẫn luôn làm bạn bất ngờ. Có một anh kỹ sư có tên Scott Amron tạo ra cỗ máy hòa tan nước trong cốc cực kỳ hiệu quả, bạn sẽ không bao giờ cần tới cái que khuấy nước vẫn bán kèm cafe nữa. Thế là bạn sẽ giúp cho môi trường sạch hơn, bằng cách giảm lượng rác thải!
Thiết bị Stircle kỳ diệu sẽ giúp bạn hòa tan cafe, sữa, đường hay bất cứ thứ nước hổ lốn gì bạn có trong cốc. Stircle hào nhoáng từ cái tên, là sự kết hợp hài hòa giữa stir - khuấy và circle - vòng tròn. “Khuấy tròn”, từ ghép hoàn hảo như món cafe trong cốc bạn vậy.
Stircle, "thìa" của tương lai?
Có điều, từ khoảng 3.000 tới 2.000 năm Trước Công nguyên, từ lúc người Ai Cập còn đang tính chuyện xây Kim tự tháp, họ đã dùng thìa để ăn uống rồi. Cái thìa, công cụ hoàn hảo để khuấy đồ uống, đã xuất hiện trước Stircle tới cả ngàn năm. Chưa kể tên nó lại còn dễ đọc, “sờ-pun - spoon - thìa” so với “sờ-tơ-cồ - stircle - ???”.
Nếu lo lắng về môi trường, chắc chắn bạn sẽ không mua một thiết bị Stircle cũng bằng nhựa. Thìa bằng kim loại, đảm bảo sạch, phân hủy được mà kể cả thế, chẳng mấy khi người ta vứt thìa đi để mà tính tới chuyện phân hủy. Thìa bền lắm, chỉ thấy chẳng may vứt nhầm thùng rác chứ chẳng mấy ai thẳng tay vứt thìa đi.
Đừng phí tiền mua thêm về một thiết bị vô dụng để rồi sớm vứt xó. Stircle là phù du, thìa muỗng là vĩnh cửu.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android