Cũng như cỗ máy tính làm việc quá sức, hệ thống trí tuệ nhân tạo cũng cần chợp mắt.
- Sử dụng trí tuệ nhân tạo, bảo tàng scan bức tuyệt tác thế kỷ 17 thành bức ảnh 44,8 tỷ pixel
- Sử dụng phép toán đơn giản học sinh cấp 3 cũng hiểu, tiến sĩ gốc Việt lần đầu tiên khiến cho trí tuệ nhân tạo biết tự tiến hóa
- Trí tuệ nhân tạo vừa tìm ra một loại siêu kháng sinh mới, có thể tiêu diệt vi khuẩn kháng kháng sinh nguy hiểm nhất
- Bill Gates: Trí tuệ nhân tạo và công nghệ chỉnh sửa gen sẽ cứu được nhân loại
Không ai nói chắc được máy tính có đếm cừu điện khi mơ màng không, nhưng có thể khẳng định chúng cũng cần nghỉ, tương tự với cách não bộ chúng ta cần giấc ngủ để duy trì hoạt động. Những phát hiện mới trên đây xuất hiện trong báo cáo nghiên cứu mới tới từ Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos.
“Chúng tôi nghiên cứu những các mạng neural, tức là những hệ thống học dữ liệu tương tự với cách não bộ chúng ta hoạt động”, nhà khoa học máy tính Yijing Watkins cho hay. “Chúng tôi hứng thú với khía cạnh huấn luyện một bộ xử lý máy tính hoạt động như não người, cho nó học theo cách những bộ não sống khác thu nhận thông tin trong thời kỳ phát triển”.
Cô Watkins và đội ngũ của mình phát hiện ra rằng các hệ thống giả lập mạng neural để trở nên bất ổn sau một thời gian tự học kéo dài. Khi họ đặt mạng neural trong trạng thái tương tự với những sóng suy nghĩ mà não bộ ta trải nghiệm trong giấc ngủ, hệ thống ổn định trở lại.
“Chẳng khác nào chúng tôi cho mạng neural ngủ một giấc thật ngon cả”, cô Watkins nói.
AI cũng cần ngủ.
Phát hiện này tới trong giai đoạn nhóm nghiên cứu phát triển một mạng thần kinh nhân tạo, cho nó học cách nhìn nhận thế giới giống não bộ của động vật. Họ gặp khó khăn trong việc ổn định mạng neural khi nó tự học qua từ điển, quá trình bao gồm việc xác định vật thể mà không cần ví dụ để so sánh.
“Vấn đề giữ cho hệ thống ổn định chỉ xuất hiện khi chúng tôi ứng dụng cách thức bộ não thực phân tích sự vật, khi ép bộ xử lý giống mạng thần kinh hay khi tìm hiểu về bản chất của sinh học để đưa vào nghiên cứu”, nhà khoa học máy tính và đồng tác giả nghiên cứu Garrett Kenyon nói. “Phần lớn các hệ thống machine learning, deep learning, và các nhà nghiên cứu AI không gặp vấn đề này, bởi lẽ những hệ thống nhân tạo đó đều được tận dụng kết quả của các phép toán chính xác có được trong quá trình nghiên cứu”.
Các nhà nghiên cứu cho máy móc trải nghiệm cảm giác ngủ bằng một loạt âm thanh khác nhau, có thể so được với tiếng rè bạn thường nghe khi chỉnh radio. Kết quả ổn định nhất xuất hiện khi họ cho cỗ máy trải nghiệm những âm đúng theo phân phối chuẩn (phân phối Gauss). Họ đưa giả thuyết rằng âm thanh này tương tự những gì các neuron sinh học trải nghiệm khi rơi vào trạng thái giấc ngủ sâu, vốn cho phép não bộ duy trì trạng thái ổn định.
Bước tiếp theo, nhóm nghiên cứu sẽ áp dụng thuật toán ngủ này lên chip Loihi, một loại chip máy tính hoạt động tương tự não người của Intel. Họ mong ứng dụng mới sẽ cho phép Loihi được “chợp mắt” bằng những giấc ngắn, cho phép việc xử lý thông tin nhận về từ các quan sát được ổn định hơn. Nếu như nghiên cứu này có thể khẳng định chắc chắn rằng một bộ não nhân tạo cũng cần ngủ, ta cũng có thể đưa ra nhận định tương tự về các hệ thống AI trong tương lai.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI