Sử dụng trí tuệ nhân tạo, bảo tàng scan bức tuyệt tác thế kỷ 17 thành bức ảnh 44,8 tỷ pixel
Bức tuyệt tác mang tên Night Watch - Gác Đêm cao 3,3 mét, rộng 4,2 mét, được Rembrandt sáng tác năm 1642
- Nghệ sĩ Nhật vẽ tranh siêu thực khiến người xem cứ ngỡ như đang nhìn một con mực sống trước mặt
- Bí ẩn từ một trong những bức tranh đắt tiền bậc nhất lịch sử của thiên tài Leonardo da Vinci cuối cùng đã có lời giải
- Chủ có tâm, quyết định dùng thời gian rảnh để chế ảnh chú chó của mình vào những bộ phim nổi tiếng
Một bảo tàng tại Amsterdam vừa đăng tải bản scan bức tranh Gác Đêm - The Night Watch của danh họa Rembrandt Harmenszoon van Rijn lên mạng: nó chi tiết tới mức bạn có thể nhìn thấy trên tranh cả đường cọ trăm năm tuổi hay vết nứt của mảng màu xuất hiện sau nhiều năm tháng. Nhờ bản scan này, chúng ta có thể tận mắt chiêm ngưỡng từng ngóc ngách của bức họa.
Bạn có thể xem bản "số hóa" với toàn bộ 44,8 gigapixel tại đây.
Gác Đêm cao 3,3 mét, rộng 4,2 mét, được Rembrandt sáng tác năm 1642. Bản scan mới được đăng tải trên Internet là một phần của dự án bảo tồn tranh vẫn đang diễn ra; không chỉ đơn thuần là tải lên mạng một bức tranh độ phân giải cao, nỗ lực giữ tranh này còn có sự giúp sức của phần mềm machine learning.
“Đội ngũ xử lý hình ảnh của bảo tàng Rijksmuseum, dẫn dắt bởi nhà khoa học dữ liệu Robert Erdmann, đã tạo ra tấm ảnh Gác Đêm từ 528 tấm ảnh phơi sáng”, blogspot của bảo tàng Rijksmuseum viết.
“24 hàng của 22 tấm ảnh được ghép lại với nhau trên máy tính, mạng neural giúp một phần việc. Tấm ảnh cuối cùng nặng tới 44,8 gigapixel, khoảng cách giữa mỗi pixel là 20 micromet. Điều này cho phép các nhà khoa học nghiên cứu kỹ càng bức tranh từ xa. Tấm ảnh cũng cho phép chúng tôi theo dõi quá trình tranh xuống cấp theo thời gian”.
Bài đăng Instagram của bảo tàng Rijksmuseum nêu chi tiết quá trình thực hiện tấm ảnh 44,8 gigapixel.
Quá trình số hóa tuyệt tác Gác Đêm tại bảo tàng Rijksmuseum.
Quá trình tạo ảnh ứng dụng kỹ thuật scan có tên macro-XRF, việc scan bức tranh dài hơi và tốn công vô cùng. Theo lời cô Annelies van Loon, một trong những nhà nghiên cứu tham gia dự án, thì mỗi lần scan chỉ quan sát được một diện tích bằng 58cm x 78cm bức tranh. Quét một hàng thôi cũng mất tới 21,5 tiếng.
“Chúng tôi mất hai tháng để quét toàn bộ bề mặt tranh với kỹ thuật macro-XRF”, nhà nghiên cứu Van Loon viết trên Instagram.
Cỗ máy thực hiện macro-XRF sử dụng một loạt các kỹ thuật dựng hình ảnh trong mỗi lần quét, bao gồm tia x để nhìn thấu từng lớp màu vẽ.
Do đại dịch Covid-19, bảo tàng Rijksmuseum đang tạm thời đóng cửa. May mắn thay, nhờ có Chiến dịch Gác Đêm, ai cũng có thể ngồi tại nhà thưởng thức tuyệt tác của Rembrandt, với độ chi tiết không thể có ngay cả khi bạn đứng trước tác phẩm trong viện bảo tàng.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI