Giờ đây, con người bắt đầu phải tính đến chuyện an toàn sinh sản trong vũ trụ, và đây là nghiên cứu đầu tiên.
Để đưa con người lên vũ trụ, khoa học đã phải nghiên cứu rất nhiều về tác động của môi trường không trọng lực đến cơ thể người, đặc biệt là đối với nhu cầu thường ngày. Từ những vấn đề "nhỏ" như tắm rửa gội đầu, đến những câu chuyện có phần... nghiêm trọng hơn như kinh nguyệt, và cả "chuyện ấy".
Dành cho những ai chưa biết, đây là sự khác biệt khi sex ngoài vũ trụ.
Đến nay, các nhà khoa học bắt đầu tò mò về khả năng thụ thai của con người ngoài vũ trụ. Và để giải mã được bí mật này thì lần đầu tiên trong lịch sử, một mẫu tinh trùng người đã được gửi lên trạm vũ trụ quốc tế ISS.
Kiện hàng đặc biệt lần này do tên lửa Falcon 9 từ SpaceX của Elon Musk chuyển đi. Mẫu tinh trùng sau đó sẽ trải qua nhiều thí nghiệm, nhằm khám phá xem môi trường vi trọng lực có ảnh hưởng thế nào đến khả năng sinh sản của con người.
Được biết, các thí nghiệm lần này thuộc chiến dịch Micro-11 của NASA. Đây là chiến dịch chuyên về... tinh trùng, mà cụ thể đối tượng nghiên cứu là người và bò. NASA hy vọng rằng họ sẽ biết nhiều hơn về khả năng di chuyển của tinh trùng trong vũ trụ: tốc độ bơi, cách bơi, và chất lượng bơi.
"Hiện tại không có nhiều dữ liệu về khả năng sinh sản trong vũ trụ, và đây là thí nghiệm đầu tiên giải quyết vấn đề đó, bằng tinh trùng người và bò." - trích trong báo cáo của NASA.
Về cơ bản thì khả năng thụ thai của trứng phụ thuộc vào một số yếu tố, nhưng có thể chia ra làm 2 giai đoạn. Đầu tiên, tinh trùng cần phải "sống", và bơi đến trứng. Và hai là tốc độ bơi phải tăng dần, đồng thời màng tế bào phải trở nên lỏng hơn để kết hợp với trứng.
Trong các thí nghiệm trước kia trên tinh trùng bò, giai đoạn 1 xảy ra nhanh hơn trong môi trường vi trọng lực. Tuy nhiên, giai đoạn kết nối với trứng bị chậm lại, thậm chí là không xảy ra.
"Giai đoạn hai bị chậm hoặc gặp trục trặc có thể ngăn cản việc thụ thai xảy ra trên vũ trụ" - NASA cho biết.
NASA cho biết đây là lần đầu tiên tinh trùng người được gửi lên vũ trụ. Nhưng đồng thời, họ cũng gửi kèm tinh trùng bò để so sánh, bằng các đoạn video ghi lại quá trình này. Và cuối cùng sau khi thí nghiệm thành công, chúng sẽ được mang trở lại Trái đất để xét nghiệm một lần nữa.
"Chúng tôi hiện chưa biết những chuyến du hành dài ngày có thể ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe sinh sản của con người. Đây sẽ là bước đệm đầu tiên để tìm hiểu điều đó."
Theo NASA, đây là một vấn đề rất quan trọng. An toàn sinh sản trong vũ trụ là điều rất cần thiết trước khi nghĩ các nhiệm vụ kéo dài tới hàng thế hệ trong tương lai.
"Trong tương lai, con người có thể phải sống trên một trạm vũ trụ cỡ lớn, hoặc di chuyển tại không gian trong nhiều năm để tìm kiếm một môi trường sống phù hợp." - một nhà nghiên cứu đến từ ĐH Yamanashi (Nhật Bản) cho biết.
"Nếu con người phải sống trong vũ trụ, đây là lúc cần nghiên cứu công nghệ giúp chúng ta duy trì nòi giống."
"Một trong số các vấn đề chính là các bức xạ đến từ vũ trụ - vốn mạnh gấp 100 lần Trái đất." - ông cho biết.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cùng nhận tiền của NASA để sản xuất tàu vũ trụ, SpaceX thành công lớn còn Boeing lỗ nặng
Boeing đứng trước những sóng gió lớn nếu không hoàn thành dự án Starliner của mình.
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương