Lần đầu tiên, một tổng đài tự động dùng trí tuệ nhân tạo có thể nói chuyện bằng tiếng Việt với khách hàng
Thay vì dùng các đoạn ghi âm sẵn để trả lời khách hàng, Cyber Callbot có thể giao tiếp bằng tiếng Việt với khách hàng như người thật.
- Các nhà khoa học phát hiện trạng thái vật chất thứ 5, mở ra tiềm năng mới về trí tuệ nhân tạo
- Bị giám đốc AI của Facebook chê là thiếu hiểu biết về trí tuệ nhân tạo, Elon Musk đáp trả kiểu cãi cùn: "Facebook dở ẹc"
- Sử dụng trí tuệ nhân tạo, bảo tàng scan bức tuyệt tác thế kỷ 17 thành bức ảnh 44,8 tỷ pixel
Để khách hàng phải sốt ruột chờ đợi khi "các tổng đài viên đều bận" là điều không doanh nghiệp nào muốn xảy ra. Nhưng thật khó để xây dựng một trung tâm tổng đài vừa có thể đáp ứng được các cuộc gọi đang đổ dồn đến của khách hàng, nhưng vẫn phải đảm bảo yếu tố linh hoạt về chi phí cho doanh nghiệp là điều không hề dễ dàng.
Một giải pháp công nghệ phù hợp lúc này là sử dụng trí tuệ nhân tạo để tiếp nhận và xử lý các cuộc gọi tới của khách hàng. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể tối ưu chi phí nhân sự, tăng cơ hội tiếp cận khách hàng và đẩy mạnh khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên khi thế giới đã có nhiều giải pháp đi theo hướng này, một trí tuệ nhân tạo có thể sử dụng tiếng Việt để giao tiếp vẫn là điều hiếm thấy.
Nắm bắt được nhu cầu này, Trung tâm không gian mạng Viettel (thuộc tập đoàn Viettel) đã phát triển nên nền tảng xây dựng tổng đài tự động Cyber Callbot, với các công nghệ xử lý hội thoại tiếng Việt hàng đầu hiện nay.
Thay vì dùng các đoạn ghi âm sẵn để đáp lại một cách vô hồn các cuộc gọi đến của khách hàng, Cyber Callbot được xây dựng dựa trên nền tảng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) bao gồm: Tổng hợp tiếng nói, nhận dạng tiếng nói và xử lý ngôn ngữ tự nhiên tiếng Việt, nhằm mang lại những trải nghiệm tự nhiên như tương tác với người thật.
Không chỉ giúp tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian, việc sử dụng Callbot còn có thể giúp doanh nghiệp thiết kế linh hoạt các nội dung quảng cáo, chăm sóc cho từng phân khúc khách hàng.
Về tính năng bảo mật, Cyber Callbot kết nối tích hợp với các dịch vụ Call Center của doanh nghiệp bằng kết nối có xác thực và mã hóa giúp đảm bảo tính an toàn và bảo mật. Đồng thời, Callbot này có cơ chế phân quyền chặt chẽ giúp hệ thống hoạt động được kiểm soát và ổn định.
Sản phẩm đã được sử dụng thử nghiệm thành công trong nội bộ Viettel và bắt đầu thương mại hóa từ Quý II/2020. Với những lợi ích mà Viettel Cyber Callbot đem lại, hứa hẹn đây sẽ là xu hướng được triển khai rộng rãi từ năm 2020, ứng dụng vào các ngành như du lịch, thực phẩm, viễn thông, ngân hàng, y tế, thương mại điện tử… Đáng chú ý, đây cũng là sản phẩm vào Top 10 Sao Khuê 2020.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"