Lần đầu tiên trong lịch sử, bộ sưu tập tranh được vẽ bởi AI được đem đi bán đấu giá, tới cả trăm triệu đồng
Giá của mỗi bức tranh này ước tính là khoảng 7.000 đến 10.000 Euro, tương đương 190 đến 270 triệu đồng.
Năm ngoái, một nghiên cứu thực hiện bởi công ty tư vấn quản trị McKinsey hé lộ rằng số lượng người sẽ mất công ăn việc làm vì robot có thể lên tới 800 triệu vào năm 2030. Những cỗ máy vô cảm kia đã tỏ rõ sự vượt trội so với chúng ta ở một số lĩnh vực, đặc biệt là các công việc đòi hỏi sự chính xác và tốc độ. Tuy nhiên, phải có thứ mà con người chúng ta hơn chúng chứ, ví dụ như những thứ liên quan đến cảm xúc, như vẽ tranh nghệ thuật chẳng hạn?
Tháng 10 năm nay, nhà đấu giá nghệ thuật Christie’s ở Anh sẽ bày bán một bức chân dung của Edmond De Belamy – một người đàn ông với vẻ ngoài cứng rắn, mạnh mẽ sống ở thế kỷ thứ 18. Ông khoác lên mình một tấm áo choàng màu đen cùng phần cổ áo màu trắng nổi bật. Không rõ biểu hiện cảm xúc của Edmond lúc này là gì, vui vẻ hay buồn chán, tức giận hay tươi cười.
Nói thật là trông bức tranh này cũng không được đẹp cho lắm. Thậm chí trông còn như kiểu chưa hoàn thiện vậy. Thế nhưng, có một điều hết sức đặc biệt về nó – đây chính là tác phẩm được tạo nên bởi một AI.
Một dấu hiệu rõ ràng cho thấy nghệ sỹ tạo nên các bức tranh dưới đây không phải là người, bởi chữ ký ở góc phải tranh là:
Chân dung của Edmond Belamy chỉ là 1 trong 11 bức họa miêu tả gia đình tưởng tượng lấy tên là dòng họ Belamy mà thôi. Trưởng họ là cặp vợ chồng quyền lực Baron và Comtesse De Belamy – những người đầu đội mớ tóc giả trắng xóa và mặc lên mình những bộ váy áo diêm dúa. Bộ sưu tập này sẽ đánh dấu cột mốc lần đâu tiên những tác phẩm nghệ thuật của trí tuệ nhân tạo được bán đấu giá – chúng kỳ vọng sẽ mang về ít nhất khoảng 7.000 đến 10.000 Euro cho một bức.
Đây là một dự án của công ty trụ sở Paris có tên Obvious. Mục tiêu đằng sau nó là để đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi: "Liệu thuật toán có khả năng sáng tạo không?"
Những bức họa này được tạo ra bởi thuật toán có tên Generative Adversarial Networks (GANs, tạm dịch là Mạng Chống đối Tạo sinh). Đầu tiên, đội ngũ của Obvious cung cấp dữ liệu – xấp xỉ 15.000 bức chân dung, đều được vẽ trong khoảng thời gian từ năm 1300 đến 1900, cho thuật toán. Tiếp theo, mạng sinh (Generator) sẽ chịu trách nhiệm sản xuất ra những "tuyệt tác" của mình, bao gồm cả bức Edmond De Belamy. Sau đó, đến lượt mạng phân biệt (Discriminator) phải kết luận xem bức tranh này là do con người hay máy móc làm nên.
"Mục tiêu là là đánh lừa được mạng phân biệt rằng hình ảnh mới được tạo ra chính là những bức tranh thực thụ. Đó là cách mà chúng tôi đã thu được kết quả," Hugo Caselles – Dupré của hãng Obvious cho biết.
Nhìn chân dung của gia đình Belamy thì chắc hẳn bạn cũng nhận ra là chúng không hoàn hảo.
"Đặc điểm của phiên bản hiện tại là bức họa bị méo mó, biến dạng," Caselles – Dupré nói tiếp. "Discriminator mới chỉ nhận diện nét đặc trưng của hình ảnh như gương mặt, hay bờ vai – và ở thời điểm hiện tại thì nó có thể dễ dàng bị lừa."
Toàn bộ số tiền thu được từ phiên đấu giá sẽ được chuyển về cho viện nghiên cứu để phát triển "tài năng" hội họa của thuật toán. Hy vọng rằng loạt tranh tiếp theo sẽ bớt kỳ dị hơn.
Đây không phải lần đầu tiên AI được thử sức với nghệ thuật. Năm ngoái, một thuật toán được lập trình để tạo ra tranh trừu tượng, và nó đã làm tốt đến mức các nhà phê bình có tiếng cũng bị qua mặt. Mặc dù vậy, trí thông minh nhân tạo làm thơ thì còn phải cố gắng nhiều lắm.
Theo IFLScience
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4