(NLĐO) – Chiếc máy bay lớn nhất thế giới với chiều dài 108,51 m, cao 24,08 m, sải cánh 79,55 m dự kiến được đưa vào vận hành sau 4 năm nữa.
- Nhà vệ sinh trên máy bay hoạt động như thế nào mà chất thải từng bị rơi xuống mặt đất?
- Intel tung video 'mở hộp' siêu máy sản xuất chip độc nhất thế giới: Trị giá 380 triệu USD, nặng ngang 2 chiếc máy bay, cần 250 kỹ sư và 6 tháng mới lắp ráp xong
- Tàu siêu tốc đệm từ Trung Quốc sẽ vượt tốc độ của máy bay?
- Bên trong máy bay Trung Quốc sản xuất: Được khen "xịn sánh ngang Boeing, Airbus", trừ một chi tiết kém xa
- Điều gì xảy ra nếu máy bay hết nhiên liệu giữa không trung?
Chiếc máy bay khổng lồ này có tên gọi WindRunner, được thiết kế bởi công ty năng lượng Radia có trụ sở tại bang Colorado – Mỹ.
Với chiều dài 108,51 m, WindRunner dài hơn 32,31 m so với chiếc máy bay chở khách dài nhất thế giới Boeing 747-8.
Với khả năng chuyên chở tiềm năng khoảng 80 tấn, khoang của nó cũng có thể chứa được gấp 12 lần so với máy bay trước đây.
Để máy bay khổng lồ này hạ cánh được, cần xây dựng một đường băng dài 1.829 m.
WindRunner được thiết kế với mục đích chuyên chở các cánh tua-bin gió có chiều dài từ 45,72-91,44 m và có thể nặng 35 tấn.
"WindRunner có thể cách mạng hóa năng lượng tái tạo bằng cách vận chuyển các tua-bin gió khổng lồ đến các trang trại gió khác nhau" – đại diện công ty năng lượng Radia nói với tờ Wall Street Journal.
Thực tế, các cánh tua-bin gió khổng lồ từ trước tới nay chỉ có thể được vận chuyển ra nước ngoài bằng các loại tàu biển chuyên dụng, điều này hạn chế việc sử dụng chúng trên đất liền.
"Các tua-bin gió lớn nhất hiện nay và những tua-bin lớn hơn nữa trong tương lai không thể được vận chuyển đến các trang trại gió chính trên đất liền thông qua cơ sở hạ tầng mặt đất" – Công ty Radia cho biết thêm – "Điều này tạo động lực và cảm hứng cho chúng tôi tạo ra chiếc máy bay lớn nhất thế giới".
Nhà khoa học tên lửa Mark Lundstrom và các cộng sự tại Radia đã dành 7 năm qua để hoàn thiện thiết kế máy bay WindRunner. Sau khi giữ bí mật về WindRunner trong nhiều năm, Radia tuyên bố "lâu đài trên bầu trời" sẽ thành hiện thực chỉ sau 4 năm nữa.
Cùng với việc cách mạng hóa lĩnh vực năng lượng gió, ông Lundstrom cũng tin rằng khả năng "siêu vận chuyển" của WindRunner có thể được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả vận chuyển máy móc quân sự cỡ lớn.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"