Lỗi bàn phím MacBook có thể được giải quyết tận gốc bằng bàn phím gương
Bàn phím trên những chiếc MacBook trong tương lai có lẽ sẽ không còn bị ảnh hưởng bởi bụi hay các yếu tố từ bên ngoài khác, có thể tác động đến cơ chế lẫy phím.
Theo đó, bàn phím lẫy bướm đầy tai tiếng của MacBook có thể sẽ được thay thế bởi một tấm gương với phần phím bấm trồi lên, tạo nên một cụm bàn phím khá vững chãi.
Trong các thiết kế bàn phím thông thường, bàn phím rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố có thể khiến cơ chế lẫy phím bị ảnh hưởng, khiến các nút bấm không còn lên xuống mượt mà như lúc mới mua nuwaxa. Dù bàn phím cổ điển ít bị lỗi hơn, bàn phìm chicklet, như bàn phím MacBook, lại có thể dễ dàng ngừng hoạt động nếu bụi, vết bẩn, hay chất lỏng lọt vào bên dưới phím bấm và tác động lên cơ chế lẫy.
Apple từng cố giải quyết vấn đề này bằng cách tung ra bàn phím lẫy bướm thế hệ 3, với một lớp màng silicon dùng để ngăn bụi, đồng thời còn giúp âm thanh gõ phím êm ái hơn. Dù hứa hẹn là vậy, nhưng chúng ta vẫn chưa rõ bàn phím này sử dụng lâu dài sẽ ra sao.
Dù vậy, Apple hiện đang xem xét một số cách để loại bỏ vấn đề, ví dụ họ từng có ý định thay đổi cơ chế, không sử dụng lẫy bướm nữa. Thay vào đó, họ sẽ chuyển qua dùng một tấm nền đơn.
Tấm nền đơn này là gì?
Được xuất bản vào hôm thứ 5 vừa qua bởi Văn phòng Bằng sáng chế và Thương hiệu Mỹ, bằng sáng chế mới của Apple được đặt tên khá đơn giản: "Máy tính với bàn phím" (?!), trong đó miêu tả một bàn phím được tạo ra mà không có bất kỳ thành phần chuyển động nào. Theo lời Apple, một tấm kính sẽ được đặt vào vị trí các phím bấm như hiện nay, và trên bề mặt tấm kính đó sẽ có những phần trồi lên để biểu thị vị trí đặt của từng phím.
Khi người dùng nhấn xuống một trong những khu vực trồi lên, bàn phím sẽ phát hiện lực của cú nhấn tại vị trí "phím bấm" đó và xử lý nó như khi bạn nhấn phím thông thường.
Việc sử dụng các phím trồi lên từ mặt kính như vậy đồng nghĩa với bàn phím này sẽ có cơ chế phản hồi xúc xác (tactile) đối với mỗi cú nhấn để người dùng biết được chính xác nơi họ vừa đặt ngón tay xuống là trung tâm của phím hay khu vực xung quanh. Dù concept này trông có vẻ giống với một bàn phím ảo trên màn hình cảm ứng của smartphone hay tablet, việc gõ trên bàn phím ảo thực ra khó khăn hơn nhiều so với gõ trên bàn phím mà Apple vừa đăng ý bằng sáng chế, bởi "ảo" tức bạn chẳng thể chạm vào các "phím bấm" theo đúng nghĩa đen.
Để tạo ra độ phản hồi (nảy lên) tương tự như một phím bấm thông thường, Apple sử dụng một gờ trồi lên bao quanh khu vực phím trồi lên ở trên, và gờ này có thể biến dạng khi người dùng nhấn phím. Trong một số trường hợp, các phím có thể bị lõm xuống, và sẽ có một lớp nằm bên dưới với các thành phần để đẩy phím vào vị trí cũ và để phát hiện từng cú nhấn.
Vì tấm nền làm bằng kính, người dùng có thể cấu hình các phím biểu tượng bằng một màn hình phụ thứ hai nằm ở phần dưới của chiếc laptop, nhờ đó việc thay đổi bố cục bàn phím sang một ngôn ngữ khác, hay cho phù hợp với một ứng dụng cụ thể trở nên cực kỳ đơn giản. Hơn nữa, các khu vực gờ xung quanh có thể sử dụng để tạo thành một trackpad bên cạnh bàn phím.
Dù ý tưởng này của Apple chắc chắn sẽ loại bỏ được nguy cơ bụi bẩn lọt vào khiến bàn phím bị hỏng, nó còn giúp bàn phím mỏng hơn, cho phép hãng tích hợp một viên pin lớn hơn, hoặc làm thân máy tổng thể mỏng hơn.
Tuy nhiên, bạn nên biết rằng Apple đệ trình khá nhiều bằng sáng chế mỗi tuần, và như mọi bằng sáng chế khác, không có gì đảm bảo bàn phím bằng kính này sẽ xuất hiện trên một sản phẩm nào đó của Apple trong tương lai, nhưng nó cho thấy Apple có để ý đến khía cạnh này.
Đây cũng không phải là bằng sáng chế về bàn phím đầu tiên mà Apple từng đăng ký. Vào tháng 3/2018, hãng đã đăng ký một bàn phím không phím, sử dụng màn hình cảm ứng thứ hai ở phần dưới của một bàn phím, nhưng bằng sáng chế đó chủ yếu nói về việc sử dụng các tấm nền cảm ứng phẳng, chứ không phải một tấm nền với các khu vực trồi lên như ở trên.
Cũng trong tháng 2 năm ngoái, Apple đã đăng ký một bằng sáng chế về "Thiết bị màn hình kép với khả năng hiển thị tăng cường và ngăn ngừa phản chiếu", cũng sử dụng một màn hình OLED cảm ứng làm bàn phím.
Vào tháng 8 năm đó, hãng tiếp tục đăng ký liền một lúc 3 bằng sáng chế tên là "Thiết bị có hệ thống giao diện tích hợp", sử dụng nhựa hoặc kính để mang đến khả năng cảm ứng cho phần xung quanh bàn phím MacBook, và cả bàn phím nữa.
Tham khảo: AppleInsider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín