Lời đồn "bimbim đốt cháy là do làm bằng nhựa": Pepsi quyết làm căng, đòi Facebook xóa hơn 20.000 tin giả mạo
Pepsi đã có một động thái cực kỳ cứng rắn với những tác nhân tung tin giả mạo về nhãn hàng đồ ăn vặt, bimbim của mình trên mạng xã hội.
- Đánh giá chân thật vài đôi giày giá rẻ, chưa bằng 4 cốc trà sữa: Lên chân thì đẹp đấy, đi rồi sẽ thấy sai
- [Phân tích] email giả danh đánh cắp thông tin thẻ tín dụng VPBank: Đây là cuộc tấn công lừa đảo đơn thuần hay ngân hàng bị tấn công?
- Hứa hẹn tặng 60 ngôi nhà, trang Facebook "Manny Pacquiao" giả mạo khiến dân mạng Philippines điên đảo
Nếu là một người nhanh nhạy và giỏi "hóng biến" trên mạng xã hội, chắc hẳn bạn sẽ vẫn nhớ một thời mà những video thử đốt bimbim, mỳ gói và hàng tá loại đồ ăn khác nổi lên trên Facebook, cho rằng chúng cháy được là vì làm bằng nhựa, cao su. Những tưởng chúng chỉ xuất hiện một thời rồi lại chìm xuống, nhưng mới đây nhất, PepsiCo - một ông lớn trong ngành thực phẩm của thế giới đã lật lại để giải quyết cho ra nhẽ một tin đồn thất thiệt liên quan đến mình, cũng có cùng nội dung về "đồ ăn nhựa" như trên.
Một video về Kurkure bị đốt và tung tin thất thiệt đã khiến Pepsi nổi giận.
Tâm điểm sự việc xảy ra gần đây cũng có diễn biến tương tự: Tin tức về một nhãn hiệu đồ ăn vặt của Pepsi có tên Kurkure, phân phối lâu đời và nổi tiếng ở thị trường Ấn Độ từ tận năm 1999, bỗng nổi lên dính líu với lời đồn rằng nó có chứa nhựa. Hàng chục nghìn người đã lan truyền chúng, thậm chí làm video thử đốt cháy một miếng bimbim Kurkure và đặt ra câu hỏi rất dễ gây tranh cãi và nghi ngờ.
Sau cùng, kể từ 1/6, Pepsi đã được chấp thuận từ Tòa án Tối cao Delhi để có quyền yêu cầu mọi mạng xã hội xóa toàn bộ các nội dung, tin tức liên quan về vấn đề này, bao gồm 3.412 link chia sẻ Facebook, 20.244 bài đăng Facebook, 242 video YouTube, 6 bài chia sẻ Instagram và 562 dòng tweet trên Twitter.
Xem ra vẫn còn một số video bị lọt qua khâu kiểm duyệt sau động thái của Pepsi.
"Các tin đồn thất thiệt giả mạo về Kurkure được làm từ nhựa thật sự đã khiến thương hiệu của chúng tôi tổn hại danh tiếng nghiêm trọng. PepsiCo Ấn Độ quyết định sẽ giải quyết triệt để đến cùng để bảo vệ quyền lợi nhãn hàng một cách nghiêm túc," người phát ngôn của Pepsi cho biết.
Kurkure vốn là một loại đồ ăn vặt có sức hút khá lớn ở Ấn Độ từ lâu, kể cả khi cũng có nhiều loại hình sản phẩm khác của Pepsi cùng bày bán trên thị trường. Thực chất, video đầu tiên đồn thổi về nội dung thất thiệt trên đã xuất hiện từ năm 2008, khiến công ty rơi vào trạng thái hỗn loạn và sụt giảm danh tiếng. Dĩ nhiên, qua thời gian, họ đã làm lại thiết kế bao bì, công khai và tự quảng bá lại thành phần trong đồ ăn của mình để lấy lại lòng tin.
"Kurkure là loại đồ ăn an toàn 100%, được làm từ nguyên liệu thiên nhiên chất lượng cao như gạo, ngô, đậu xanh và gia vị tinh chế. Mọi tin đồn nói rằng có nhựa bên trong là bịa đặt. Chúng tôi đã công khai rất rõ ràng quy trình chế biến và cả danh sách nguyên liệu trên vỏ in. Hãy cứ yên tâm thưởng thức Kurkure và gạt đi những nghi ngờ không đáng có trên Internet," trích nguyên văn lời Pepsi.
Vì thế, lần tới nếu thấy còn một miếng bimbim nào từ những cái tên quen thuộc như Lay's (nhãn hiệu con của Pepsi) bị đốt và quy chụp rằng đó là thức ăn làm từ nhựa, hãy suy nghĩ sáng suốt và đừng lan truyền tin đồn thất thiệt nhé.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín