Lời giải cho bài toán khó về thanh toán di động tại Việt Nam
Bằng công nghệ của mình, Samsung Pay có thể giải quyết tất cả các vấn đề hiện tại đối với thanh toán di động tại Việt Nam cũng như mang lại tương lai tươi sáng cho mình.
Công nghệ hỗ trợ cho việc tương tác trực tiếp giữa smartphone và máy quẹt thẻ tại các cửa hàng là điều rất quan trọng đối với thanh toán di động. Việc thiếu công nghệ này đã khiến các giải pháp thanh toán trung gian tại Việt Nam tìm đến nhiều cách khác để giải bài toán này, như sử dụng QR Code. Chính vì vậy, nó đã gây ra tình trạng phân mảnh về giải pháp công nghệ trên thị trường thanh toán di động tại Việt Nam.
Trong khi đó, Samsung Pay lại có thể khắc phục được nhược điểm này. Với bằng sáng chế về công nghệ bảo mật từ trường độc quyền Magnetic Secure Transmission (MST) được trang bị trên những dòng điện thoại của mình, Samsung Pay có thể tương tác và thực hiện các giao dịch trực tiếp với những máy quẹt thẻ, đặc biệt là các máy quẹt thẻ MST đang được sử dụng phổ biến tại Việt Nam.
Với việc Samsung Pay ký hợp đồng hợp tác với Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia NAPAS, ứng dụng này có thể thực hiện thanh toán ở bất kỳ chỗ nào dùng máy quẹt thẻ. Theo số liệu từ Hiệp hội thẻ Ngân hàng Việt Nam cho thấy, tới đầu năm 2016, trên toàn thị trường Việt Nam có khoảng 217.470 máy quẹt thẻ POS, điều này cũng có nghĩa là người dùng Samsung Pay tại Việt Nam đã có sẵn hàng trăm nghìn các điểm chấp nhận thanh toán mà không cần phải chờ đợi việc nâng cấp công nghệ từ các nhà bán lẻ.
Tuy nhiên một vấn đề với công nghệ này là nó mới được Samsung đưa lên những dòng điện thoại cao cấp của mình, nhưng điều này sẽ sớm thay đổi trong tương lai. Hiện tại Samsung Pay không còn là tính năng độc quyền trên những dòng thiết bị cao cấp như Galaxy S hay Galaxy Note, Samsung đã bắt đầu đưa nó lên những dòng cận cao cấp như Galaxy A5, A7 và A9.
Nhưng trong tương lai, thậm chí cả dòng thiết bị tầm trung không có những biện pháp bảo mật mống mắt hay vân tay như dòng Galaxy J cũng sẽ hỗ trợ tính năng thanh toán di động này. Điều này sẽ có ý nghĩa rất lớn cho tương lai của Samsung Pay tại Việt Nam khi theo thống kê của GfK trong năm 2016, những điện thoại tầm giá dưới 7 triệu đồng chiếm đến 83% thị phần.
Trong khi đó tại thị trường Việt Nam, Samsung liên tục duy trì được ngôi vị Quán quân của mình với thị phần hơn 30% từ năm 2015 đến nay. Theo lời ông Nguyễn Quang Hiền Huy, Giám đốc ngành hàng thiết bị động của Samsung, trung bình mỗi tháng có hơn 2 triệu smartphone Samsung đến tay người dùng.
Bảng xếp hạng tháng 5/2017, số liệu từ GfK. Nguồn ICT News.
Do vậy, việc Samsung Pay xuất hiện trên những dòng smartphone này sẽ giúp mở rộng đáng kể độ phủ của giải pháp thanh toán này. Không những vậy, nhờ vào việc giải quyết được cùng lúc hai bài toán khó cho thanh toán di động Việt Nam là tính bảo mật và tính tiện dụng khi các điểm bán hàng không phải bỏ thêm chi phí nâng cấp thiết bị, Samsung Pay có khả năng sẽ chiếm được thị phần lớn nhất tại Việt Nam khi được người dùng nhanh chóng chấp nhận.
Điều tương tự cũng đã diễn ra tại thị trường Ấn Độ. Dù mới chỉ ra mắt vào tháng 3 năm 2017, đến ngày 12 tháng Chín vừa qua, số người dùng Samsung Pay tại quốc gia này đã cán mốc 1,5 triệu người. Còn tại quê nhà Hàn Quốc, Samsung Pay đã có 6,44 triệu người dùng hàng tháng, tăng gấp đôi so với con số 3,22 triệu người dùng vào tháng Chín năm ngoái.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín