Lý do sâu xa giải thích vì sao các quán cắt tóc nam lại trang trí bằng chiếc đèn quay xanh đỏ này
Các quán cắt tóc, cạo đầu hay còn gọi là "barber" thường sử dụng chiếc đèn này để trang trí, vì sao vậy?
Đàn ông chúng ta có lẽ đã không còn xa lạ gì với các quán cắt tóc chuyên dành cho nam giới, hay còn được gọi là "barber" hoặc "barbershop". Tuy nhiên nếu để ý kỹ, ai cũng sẽ nhận thấy ở hầu hết các quán cắt tóc này đều sẽ được trang trí bằng một chiếc đèn xoay quảng cáo có nhiều màu sắc (barber pole), trở thành hình tượng quen thuộc của nơi tút tát vẻ đẹp cho các quý ông.
Vậy tại sao họ lại sử dụng loại đèn này mà không phải là những vật trang trí khác?
Vì sao các quán cắt tóc nam đều dùng chiếc đèn quay này để trang trí cho cửa hiệu của mình
Để tìm hiểu lý do, chúng ta hãy cùng lật lại nghề cắt tóc từ thời xa xưa. Cụ thể, từ thời Hy Lạp cổ, những cửa hiệu cắt tóc đầu tiên đã xuất hiện và trở thành nơi lui tới của đấng mày râu, công việc này không chỉ làm đẹp mà còn phục vụ cho chiến dịch của Alexander Đại đế trong cuộc chiến với người Ba Tư, vì người ta cho rằng râu dài là một bất lợi trong chiến đấu.
Bức vẽ "The Quack" của họa sĩ Franz Anton Maulbertsch, mô tả lại buổi làm việc của các thợ cắt tóc kiêm hành nghề phẫu thuật ngày xưa
Sau sự mở rộng của đế chế La Mã, ý tưởng tóc tai gọn gàng cũng lan rộng ra toàn thế giới, nhưng khi các tộc người Germanic, Visigoth và Franks chấm dứt sự thống trị của La Mã, râu và tóc dài bỗng trở nên "hot" trở lại và làm thay đổi cục diện của xu hướng tóc tai thời đó. Tuy nhiên khi La Mã lụi tàn, giáo hội Công giáo La Mã bắt đầu có ảnh hưởng lớn tại Châu Âu và các giáo sĩ lúc đó lại tin rằng, việc nhổ răng hay rút máu mới là cách để ngăn ngừa và chữa trị bệnh tật.
Một bộ dụng cụ dùng để chích máu của thợ cắt tóc thời trước
Tới năm 1163, GIáo Hoàng Alexander III ban chỉ thị các linh mục và thầy tu ngừng thực hiện hành động nguy hiểm này, bởi vậy các thợ tóc đã nhanh chóng chớp thời cơ, cung cấp thêm dịch vụ chích máu, nhổ răng, thậm chí họ còn có thể thực hiện một số phẫu thuật nhỏ.
Lúc đó, người ta không chỉ đến quán cắt tóc để làm đẹp nữa mà còn tới để "chữa bệnh". Các thợ cắt tóc sẽ cho khách hàng của mình một chiếc gậy nhỏ và nắm chặt, giúp các đường ven tay nổi lên để dễ thực hiên thủ thuật rút máu. Sau khi hoàn thành công việc, người khách sẽ được băng bó bằng một miếng vải trắng.
Để quảng cáo cho dịch vụ của mình, các thợ cắt tóc cũng sử dụng luôn những miếng vải có thấm máu, buộc vào những cây gậy nhỏ và treo ngoài cửa hiệu của mình, vì vậy những món đồ này vừa có màu đỏ, màu trắng, và đây cũng chính là xuất phát điểm của việc trang trí cửa hàng cắt tóc bằng đèn quay nhiều màu ngày nay.
Ở thời hiện đại, tất nhiên các thợ cắt tóc đã không còn làm công việc chích máu nguy hiểm nữa, thế nhưng họ vẫn thường sử dụng đèn quay có màu xanh, đỏ, trắng để quảng bá cửa hàng và đã trở thành một nét văn hóa được nhiều người yêu thích. Nhiều người cũng cho rằng, màu trắng trên đèn chính là băng gạc, màu đỏ là máu còn màu xanh là màu ven, đóng vai trò như một minh chứng lịch sử cho nghề cắt tóc từ thời xưa.
Tham khảo Thevintagenews
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Nửa đêm, Facebook sập trên toàn cầu, Instagram, Threads cũng không thể truy cập