Mạch nước nóng ở Mỹ phun trào lớn nhất trong 60 năm qua, phun ra cả rác khách du lịch vứt xuống
Mảng bê tông, lon nước, cốc nhựa, xu cầu may, núm vú giả, ...
- Giữa những núi rác thải điện tử khổng lồ, có bàn tay cặm cụi nhặt từng miếng kim loại để mưu sinh
- Hệ thống đầu tiên của dự án dọn rác biển The Ocean Cleanup đã chính thức ra khơi, đây là những hình ảnh về nó
- Chỉ một kí tự trong dòng code bị sai đã khiến cả một game bom tấn bị vứt sọt rác, chính nhờ cộng đồng game thủ tận tụy đã cứu rỗi nó
- Trong ảnh là một trong những thứ rác kinh khủng nhất đại dương, còn nghiêm trọng hơn cả ống hút nhựa
- Tương lai loài người sẽ 'trông cậy' vào loài gián: Từ thần dược chữa ung thư, dọn rác thải cho đến đảm bảo an ninh lương thực!
Cảnh tượng một mạch nước nóng phun trào luôn rất kì vĩ, hoành tráng, giống như mọi kì quan khác của tự nhiên vậy. Nhưng chính bàn tay nhơ nhuốc của con người đã làm hiện tượng tự nhiên trở nên kém sang nhiều phần: bay lên không cùng mạch nước nóng tự nhiên là lượng rác tồn đọng vài thập kỉ. Rác rơi xuống tạo thành một cơn mưa không ai muốn tắm.
Khu vực sau vụ phun trào.
Đây là lần phun trào lớn nhất trong 60 năm qua của mạch nước nóng Ear Spring tại Vườn Quốc gia Yellowstone, bắn lên một cột nước cao tới hơn 9 mét. Sự kiện kì thú diễn ra vào ngày 15 tháng Chín vừa rồi. Nhưng kém phần kì thú, là lượng rác bay theo nó đã tích lại từ những năm 1930.
"Sau vụ phun trào hồi tháng Chín, những người cai quản khu vực thấy rất nhiều loại đồ vật nằm rải rác quanh mạch nước. Một số thứ mang giá trị lịch sử, sẽ được viện bảo tàng ghi nhận và có thể được đưa vào lưu trữ", bài đăng trên trang Facebook của Vườn Quốc gia Yellowstone viết.
Nhưng giữa vô vàn đồ vật, các nhân viên Vườn Quốc gia còn thấy lon nước, một khối bê tông, giấy bạc gói đồ ăn, cốc nhựa, thìa, đầu lọc thuốc lá, biển báo gấu, rất nhiều đồng xu và một cái núm vú giả có "niên đại" từ những năm 1930.
Thời gian gần đây, hoạt động địa nhiệt tại khu vực Vườn Quốc gia Yellowstone có những diễn biến mới, dữ dội hơn, nhất là tại khu vực Geyser Hill, nơi có mạch nước ngầm Ear Spring phun ra rác hôm 15 tháng Chín. Khu vực đã xuất hiện thêm những mạch nứt mới, những hố sâu mới và thậm chí cả những đợt phun trào nước nóng mới, khiến người ta phải đóng cửa khu vực Upper Geyser Basin để tránh khách tới thăm bị hắt nước nóng vào người.
Vốn nằm trên một miệng núi lửa, khu vực Yellowstone cứ có biến động là người dân lại lo sợ về một đợt núi lửa phun trào. Tuy nhiên, họ không cần lo lắng gì cả.
Vụ phun trào mạch nước nóng tại Công viên Quốc gia Yellowstone hôm 15 tháng Chín vừa rồi.
"Hoạt động thủy nhiệt tại Yellowstone là việc thường xảy ra, không liên quan gì tới hoạt động của núi lửa Yellowstone", Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ trấn an mọi người. "Các hệ thống thủy nhiệt nằm tại lớp vỏ ngoài của Trái Đất, không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ magma sâu vài kilomet sâu bên dưới. Không có dấu hiệu núi lửa hoạt động nào được ghi nhận".
Việc xả rác xuống những khe nứt không khiến cho tận thế tới nhanh hơn, khiến núi lửa phun trào nhưng rõ ràng đó là việc không được phép làm. Ngoài việc là một hành động xả rác vô ý thức, nó còn ảnh hưởng tới dòng nước nóng và mạch nước nóng tự nhiên. "Lần tới mạch Ear Spring phun trào, chúng tôi mong rằng nó chỉ đưa lên các loại khoáng thạch tự nhiên và nước. Bạn có thể giúp bằng cách đừng xả rác xuống dưới nữa", ban quản lý Vườn Quốc gia Yellowstone khẩn thiết nói với khách du lịch.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"