Mất đi cánh tay vì điện giật, nhưng giờ đây anh nhạc sĩ này có thể đánh đàn với cánh tay robot như trong Star Wars

    Ryankog,  

    Năm năm trước, Barnes bị mất cánh tay phải sau một vụ tai nạn nghiêm trọng về điện, nhưng điều này không ngăn cản anh tiếp tục tình yêu âm nhạc.

    Trong những năm gần đây, chúng ta đã có những bước tiến rất xa trong lĩnh vực sản xuất chân tay giả, nhưng những sản phẩm có motor điều khiển có độ chính xác cao vẫn là thứ mà nhiều người khuyết tật mong mỏi.

    Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Georgia đã thiết kế thành công loại tay giả mới, có thể cử động đến từng ngón tay mà không cần phụ thuộc vào cảm biến não bộ.

    Người được thử nghiệm công nghệ mới này chính là nhạc sĩ Jason Barnes, anh cũng là người truyền động lực cho các nhà nghiên cứu. Năm năm trước, Barnes bị mất cánh tay phải sau một vụ tai nạn nghiêm trọng về điện, nhưng điều này không ngăn cản anh tiếp tục tình yêu âm nhạc, anh vẫn đánh trống dù mất đi một tay bằng cách dán dùi trống vào cánh tay cụt.

    Sau đó, anh tự làm tay giả rồi cuối cùng anh gặp được nhà nghiên cứu Gil Weinberg của Viện Công nghệ Georgia, ông đã tạo ra một cánh tay robot tích hợp cả hai dùi trống cho anh. Trong đó, anh sẽ điều khiển một dùi thông qua cảm biến EMG và dùi còn lại có thể tự hoạt động. Cơ bản, lúc này anh đã là một “cyborg".

    Barnes chơi trống bằng tay robot.

    Giờ đây, Weinberb và nhóm nghiên cứu của ông quyết định tiến xa hơn nữa, tạo ra một cánh tay robot giúp Barnes lấy lại khả năng điều khiển từng ngón tay như trước khi tai nạn xảy ra, để anh có thể tiếp tục chơi đàn piano một lần nữa.

    Cách tay robot giả mới cũng không cần phải nhờ vào cảm biến não bộ, mà tương tác trực tiếp với cơ tay của Barnes thông qua sóng siêu âm. Các nhà nghiên cứu đã tạo ra một thuật toán đặc biệt để biến chuyển động cơ thành chuyển động của ngón tay dựa trên những gì mà Barnes đang thực hiện.

    Một vài chuyển động trên ngón tay chúng ta được điều khiển bởi các cơ nối dài tới tận khuỷu tay. Hãy thử chuyển động ngón áp út lên xuống, bạn sẽ thấy điều này. Nhóm nghiên cứu áp dụng công nghệ sóng âm để đưa sự liên kết này vào cánh tay robot.

    Barnes chơi piano bằng cánh tay robot.

    “Nếu loại tay này có thể chơi được nhạc cụ rắc rối như piano, thì cũng có thể dùng trong nhiều việc cần độ chính xác cao như tắm rửa, lau dọn và ăn uống”, Weinberg cho biết. Ông cũng đề cập đến việc có thể điều khiển cánh tay robot từ xa chỉ bằng cách di chuỷen ngón tay.

    “Cách tay mới cho phép tôi có thể làm bất cứ gì mình muốn rất thuận tiện, không cần phải đổi tay hay nhấn nút chuyển chế độ gì cả. Tôi không bao giò nghĩ có ngày mình lại được làm những việc này một lần nữa’”, Barnes chia sẻ.

    Tham khảo: ScienceAlert

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ