Mặt nạ giúp lính cứu hỏa nhìn xuyên khói để cứu người, giá 1.500 USD

    NPQM,  

    Một phát minh đầy đột phá cho công cuộc bảo vệ mạng sống cũng như nhiệm vụ cao cả của các chiến sỹ cứu hỏa.

    Điều gì là yếu tố đáng sợ nhất trong một vụ cháy?

    Nếu bạn nghĩ ngay rằng đó là lửa hay nhiệt độ tỏa ra thì cũng là chuyện dễ hiểu, vì đó là suy nghĩ hoàn toàn đúng. Nhưng ở khía cạnh trải nghiệm thực sự của cả nạn nhân và lính cứu hỏa chuyên môn thì khói mới chính là kẻ thù nguy hiểm nhất.

    Theo Hiệp hội Phòng cháy Quốc gia Mỹ, khói đốt gây nên nhiều thương vong về người trong những vụ cháy hơn là lửa, vì bất kỳ ai cũng có xu hướng bị ảnh hưởng và vô hiệu hóa bởi khói rất nhanh, khiến họ không thể đủ tỉnh táo để đến nơi an toàn. Tất nhiên, những chiến sỹ lính cứu hỏa cũng bị cản trở rất lớn trong công cuộc giải cứu vì không nhìn thấy gì cả.

    Đó chính là lý do tại sao các cơ sở cứu hỏa hiện nay đã và đang sử dụng các camera chuyên dụng cho phép họ nhìn xuyên khói cháy, bằng cách tái tạo hình ảnh dựa trên bức xạ nhiệt thay vì ánh sáng tiếp nhận. Công nghệ này đã xuất hiện từ lâu, nhưng vẫn còn một nhược điểm cố hữu khó mà khắc phục...


    Xuyên thấu

    Cơ thể con người mất nhận thức khi lượng oxy tiếp nhận từ không khí giảm xuống dưới 9%, nhưng thực ra đã có dấu hiệu bị mất phương hướng và nhận thức dần từ khoảng 17%, ít hơn chút so với ngưỡng 21% là ổn định thông thường.

    Trong một căn nhà bị cháy, khói lại càng khiến các nạn nhân khó được tìm thấy. Để có thể xác định vị trí của họ, đồng thời đánh giá và tránh các rủi ro khác dựa vào chỉ số nhiệt độ, đội ngũ giải cứu phải được trang bị với các camera tầm nhiệt, hiển thị các khu vực nhận biết theo màu sắc đặc trưng để phân biệt nơi nguy hiểm hay không,

    Thế nhưng vấn đề nằm ở chỗ: "Hệ thống và công nghệ truyền thống quen thuộc cần phải cầm theo camera trực tiếp, tức là bạn có thể nhìn được bức xạ nhiệt nhưng lại không thể "rảnh tay" mà ứng biến và thao tác cứu hộ - điều rất cần thiết ở những nhiệm vụ như thế này," phát biểu bởi Graham Wilson, giám đốc Design Reality. Công ty có trụ sở tại Anh của ông được giao trọng trách phát triển một sản phẩm có thể khắc phục nhược điểm nói trên.


    Thoải mái ứng biến

    Ý tưởng của Scott là tích hợp camera cảm biến nhiệt vào chính chiếc mặt nạ chuyên dụng dùng trong khi thực hiện nhiệm vụ, vốn chỉ có chức năng chắn khói và bụi hiện nay. Với tên gọi Sight - sản phẩm mới này rất gọn nhẹ, chỉ nặng hơn 0,2 kg - đủ để giúp các chiến sỹ không bị vướng víu và khó chịu. Thế nhưng độc đáo là một màn hình camera tầm nhiệt được hiện lên ngay trước mắt, với tốc độ hiển thị 9 khung hình/giây. Một vài cài đặt khác có thể được dễ dàng thiết lập qua một ứng dụng smartphone.

    Vì thiết bị này được đặt riêng biệt độc lập cho từng kính nên họ hy vọng mỗi thành viên cứu hỏa khi làm nhiệm vụ đều thể hiện được hết khả năng nghiệp vụ của mình chứ không phụ thuộc vào một người dẫn đường chính có camera cầm tay như trước.

    Theo nhà sản xuất, đây là sản phẩm đầu tiên có chức năng tân tiến như vậy: "Dù sao thì đây cũng không phải là điều quá ngạc nhiên vì nhiều người đã nghĩ tới thiết kế này trước đây, chỉ là chưa được hiện thực hóa sớm thôi," Wilson chia sẻ. "Thách thức đó giờ đây đã gần như được hóa giải, sắp trở thành sự thật."

    Bên cạnh đó, các nhà thiết kế sản phẩm cũng phải tính đến việc không làm ảnh hưởng đến chức năng chính của chiếc mặt nạ: hỗ trợ lọc khí độc, nhất là không vô tình khiến cho nó quá vướng víu và bị lệch so với vị trí ban đầu trong khi làm nhiệm vụ. "Thêm một công nghệ vào cấu trúc mặt nạ sẵn có mà không tác động ít nhiều cũng là điều khó, nhưng chúng tôi đang làm hết sức để cho ra một thành quả toàn diện nhất có thể," Wilson quả quyết.

    Vậy phương pháp ở đây là gì? Tất nhiên là thiết kế không dây, truyền và nhận tín hiệu hình ảnh qua sóng kết nối, do đó không lo những yếu tố tiêu cực liên quan làm công việc của những chiến sỹ bị cản trở.


    Cứu người

    Ngay từ những khâu chuẩn bị ban đầu, Sight đã được thử nghiệm và đối chiếu trực tiếp với các chiến sỹ thực thụ. "Đây là bước tối quan trọng để đảm bảo cho Sight đem lại hiệu quả tốt nhất." So với những sản phẩm camera cầm tay theo trong khi trực chiến, với mức giá lên đến hàng ngàn USD, Sight quả thực có mức giá rẻ hơn rất nhiều: 1.500 USD đã bao trọn gói cả mặt nạ và camera tích hợp.

    Nếu như còn tự thắc mắc về việc với mức giá như vậy, "Chiếc mặt nạ này liệu còn có thể làm gì hơn khác ngoài cứu người không?" thì hãy thử tự hỏi lại mình câu hỏi: "Điều gì còn quan trọng và đáng đòi hỏi hơn cả cứu người như vậy?" nhé.

    Tham khảo: cnn.com

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ