Máy đào tiền mã hóa mang thương hiệu Kodak là một “cú lừa”

    tvd,  

    Theo báo cáo mới nhất của BCC, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) đã ban lệnh cấm đối với cỗ máy Kodak KashMiner này và các dự án liên quan.

    Vào tháng 1 năm 2018, một cỗ máy đào Bitcoin có tên Kodak KashMiner đã được trưng bày tại gian hàng chính thức của Kodak ở triển lãm công nghệ CES 2018. Cùng với đó là việc Kodak ra mắt đồng tiền mã hóa của riêng mình, với tên gọi Kodak Coin.

    Tuy nhiên, các chuyên gia trong lĩnh vực tiền mã hóa nhận định rằng đây là một kế hoạch lừa đảo. Bởi lợi nhuận thu được từ cỗ máy Kodak KashMiner thực tế là không giống như lời quảng cáo, khiến các nhà đầu tư có thể bị thua lỗ nếu ký hợp đồng thuê những cỗ máy này để đào Bitcoin.

     Máy đào Bitcoin Kodak KashMiner được trưng bày tại CES 2018.

    Máy đào Bitcoin Kodak KashMiner được trưng bày tại CES 2018.

    Theo báo cáo mới nhất của BCC, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) đã ban lệnh cấm đối với cỗ máy Kodak KashMiner này và các dự án liên quan.

    Spotlite USA chính là công ty đứng đằng sau dự án này, đây cũng là một trong những công ty được cấp phép sử dụng thương hiệu Kodak trên các sản phẩm của mình. Công ty này đã ra mắt cỗ máy đào Bitcoin có tên Kodak KashMiner và cung cấp hợp đồng cho thuê máy 2 năm.

    Để thuê một chiếc Kodak KashMiner, nhà đầu tư sẽ phải bỏ ra khoản phí trả trước là 3.400 USD. Ước tính số tiền nhà đầu tư có thể thu về trong 2 năm là 9.000 USD, nếu trừ đi các chi phí thì ước tính lãi suất sẽ là 134%.

     Thậm chí trang web còn chưa hoàn thiện.

    Thậm chí trang web còn chưa hoàn thiện.

    Tuy nhiên việc khai thác Bitcoin đang ngày càng trở nên khó khăn, cộng thêm với việc giá Bitcoin sụt giảm mạnh trong thời gian gần đây. Các chuyên gia cho rằng lời quảng cáo của Spotlite USA chỉ là lừa đảo.

    Sau khi bị SEC cấm hoạt động, CEO Halston Mikail của Spotlite cho biết họ sẽ thay đổi chiến lược kinh doanh. Spotlite sẽ lắp đặt hệ thống đào Bitcoin của riêng mình với những cỗ máy Kodak KashMiner tại trụ sở chính của Kodak.

    Tuy nhiên lại một lần nữa, tuyên bố này bị cho là lừa đảo. Bởi chính phát ngôn viên của Kodak đã trả lời BBC: “Bạn có thể nhìn thấy các sản phẩm của Spotlite trưng bày tại CES được cấp phép sử dụng thương hiệu của chúng tôi, nhưng KashMiner không phải là một trong những sản phẩm đó. Không có bất kỳ thỏa thuận liên quan nào được ký kết, và họ cũng không được lắp đặt các hệ thống đào Bitcoin tại trụ sở của chúng tôi”.

    Tham khảo: BBC

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ