Mèo chân đen: Nhìn thì có vẻ ngây thơ nhưng chúng lại là loài mèo nguy hiểm nhất trên Trái Đất
Chúng sở hữu một vẻ ngoài đáng yêu và ngây thơ, nhưng trên thực tế mèo chân đen lại là những tay săn mồi máu lạnh nguy hiểm bậc nhất trên hành tinh.
Đâu là loài động vật nguy hiểm nhất trên hành tinh xanh của chúng ta? Tất nhiên rồi, ngoài loài người ra thì loài động vật nào xứng đáng với danh hiệu ấy?
Chắc hẳn mọi người có thể nghĩ đó là sư tử, hổ, gấu, báo, nhưng trên thực tế những loài đó vẫn chưa là gì, loài động vật nguy hiểm nhất trên hành tinh thực tế lại có một thân hình nhỏ bé hơn rất nhiều, chúng thường sống trong những bụi rậm ở sa mạc Karoo, Nam Phi, chúng là loài mèo nhỏ nhất ở Châu Phi - loài mèo chân đen.
Kênh truyền hình tự PBS của Mỹ gần đây đã quay một bộ phim tài liệu có tên "Super Cat" để nói về những con mèo chân đen.
Mèo chân đen có kích thước khá khiêm tốn, chúng chỉ dài từ 36 - 52 cm và nặng từ 1 - 3 kg. Nó có khuôn mặt tròn và bộ đồ đốm đen tuyệt đẹp.
Nhưng đừng vội đánh giá chúng qua vẻ ngoài nhỏ bé đáng yêu đó, chúng sở hữu sức sát thương cực kì lớn và ban phát sự sợ hãi cho những loài chim và động vật gặm nhấm sinh sống quanh khu vực của chúng.
Người dân địa phương thậm chí còn cho rằng nó có thể giết hươu cao cổ, nhưng có lẽ đó chỉ là một câu nói phóng đại hơi thái quá.
Do loài mèo chân đen quá nhỏ và chúng thường đi săn vào ban đêm nên đoàn làm phim phóng sự phải sử dụng một camera nhạy sáng đặc biệt để ghi lại hành vi săn mồi của chúng.
Các nhà sinh vật học cho biết, loài mèo chân đen và những động vật ăn thịt có thân hình nhỏ thường sở hữu sự trao đổi chất rất nhanh, bởi vậy chúng phải liên tục săn mồi để duy trì sự sống. Mỗi đêm loài mèo chân đen phải săn bắt và ăn một lượng thịt tương đương 1/6 trọng lượng cơ thể của chúng.
Để dễ hình dung hơn, nếu con người sở hữu tốc độ trao đổi chất của loài mèo chân đen, mội người nặng 60kg một ngày phải ăn 10kg thịt để có thể tồn tại và phát triển.
Giống như mèo nhà, mèo chân đen cũng có thân hình nhỏ nhắn và khuôn mặt tròn trịa. Tuy nhiên, đằng sau cái vẻ ngoài lừa tình đó, chúng là một kẻ đi săn có tiếng mặt trong thế giới hoang dã.
Ban ngày, mèo chân đen thường nghỉ ngơi trong những cái hang dưới gốc bụi rậm trên sa mạc. Khi màn đêm buông xuống chúng mới bắt đầu lột bỏ chiếc mặt nạ đáng yêu ngây thơ của mình để trở thành những kẻ săn mồi máu lạnh. Con mồi của chúng thường là những loài gặm nhấm, chim và đôi khi quá khan hiếm thức ăn thì chúng cũng ăn luôn cả bọ cạp.
Mèo chân đen được các nhà khoa học gọi với tên Gyra, là một trong những loài mèo nhỏ nhất trên thế giới và là loài bản địa ở phía Nam Châu Phi.
Loài mèo chân đen sở hữu ba phương pháp săn mồi khác nhau đó là sử dụng tốc độ để rượt đuổi những loài chim hay chuột để bắt chúng. Phương pháp thứ hai, đây có lẽ là phương pháp phổ biến nhất của họ nhà mèo, chúng sẽ lặng im quan sát con mồi và âm thầm tiến lại gần một cách chậm rãi đến khi có một khoảng cách phù hợp, chúng sẽ lao ra để kết liễu con mồi.
Phương pháp thứ 3, chúng sẽ âm thầm đứng im bất động tại miệng hang để chờ con mồi đi qua và lao tới, đôi lúc chúng có thể đứng im tới hơn 2 tiếng đồng hồ chỉ để chờ đợi con mồi đi qua.
Phần dưới của chân và phần bàn chân của chúng sở hữu một lớp lông có màu đen, đó là lý do tại sao chúng mang cái tên mèo chân đen.
Ban ngày, mèo chân đen nghỉ ngơi trong các hang hốc hoặc tổ mối.
Khi tấn công chim, mèo chân đen thậm chí có thể nhảy cao tới 1,5m và kéo dài khoảng cách 2m, chúng chỉ dài từ 36 - 52cm và nặng từ 1 - 3kg, hãy thử tưởng tượng nếu con người có thể bật cao và xa so với tỉ lệ cơ thể nhiều như loài mèo chân đen thì đảm bảo nhân loại sẽ tràn ngập những Superman.
Tỷ lệ thành công trong mỗi cuộc đi săn của mèo chân đen lên đến 60%, cao nhất trong các loài mèo hoang dã.
Mỗi đêm, mèo chân đen chạy khoảng 32km để kiếm mồi, chúng săn và giết chết từ 10-14 con mồi, tốc độ trung bình là 50 phút cho mỗi lần săn.
Một nghiên cứu khác cho thấy một con mèo chân đen sẽ ăn khoảng 3.000 con chim và động vật gặm nhấm mỗi năm.
Không giống như mèo nhà, mèo chân đen là loài vật sống đơn độc và là động vật ăn đêm, chính vì vậy rất hiếm khi bắt gặp được chúng. Khả năng leo trèo của mèo chân đen cũng khá là kém khi so với các loài khác trong họ nhà mèo.
Nhưng đó vẫn chưa là gì, bởi mức độ săn mồi thành công của chúng mới là điều đáng kinh ngạc, tỷ lệ thành công cho mỗi lần lên tới 60%, điều đó có nghĩa là chưa đến một nửa số lượng con mồi có thể bảo toàn tính mạng khi đã rơi vào tầm ngắm của chúng.
Trong khi đó, tỷ lệ săn mồi thành công sư tử và báo Châu Phi chỉ là từ 20-25%, gấu trắng Bắc Cực - loài động vật ăn thịt to lớn nhất còn tồn tại trên hành tinh của chúng ta cũng chỉ sở hữu tỷ lệ thành công trong mỗi cuộc săn mồi là 5%.
Hiện tại, loài này chỉ được tìm thấy ở Botswana, Namibia và Nam Phi.
Mặc dù mèo chân đen rất nguy hiểm, nhưng ngày nay môi trường sống của chúng đang bị con người xâm hại và phá hủy, cuộc sống của chúng bị đe dọa nghiêm trọng.
Hiện nay, chúng đã được xếp vào loại động vật hoang dã dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, loài mèo lại là động vật có khả năng thích nghi và tồn tại rất cao, phải mất hàng nghìn năm con người mới có thể thuần hóa nhưng chỉ cần vài tháng ngoài tự nhiên, chúng sẽ trở thành động vật với bản năng hoang dã cực cao.
.Luke Hunter, giám đốc bảo tồn của tổ chức Panthera, chia sẻ với Weisberger rằng mèo đen chân giết chết trung bình 10 đến 14 cá thể của loài gặm nhấm hoặc chim nhỏ mỗi đêm bởi sự trao đổi chất trong cơ thể yêu cầu nó đi săn không ngừng nghỉ.
Nên rất có thể, một ngày không xa nào đó, trong một viễn cảnh mà con người đã lấy đi hết những ngôi nhà của chúng thì rất có thể chúng sẽ tự thích nghi để sống trong những khu vực của con người, và hiển nhiên lúc này những vật nuôi và gia cầm của con người sẽ được đi vào thực đơn của chúng.
Với tốc độ săn mồi và tỷ lệ thành công vừa nói trên, chắc hẳn điều đó sẽ gây thiệt hại lớn như thế nào.
Các loài côn trùng như nhện, bọ cạp chỉ đóng góp chưa tới 1% trong tổng số nguồn thức ăn của chúng.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?