[Microsoft Build 2018] Microsoft công bố nền tảng tăng tốc học sâu "chính chủ" - Project Brainwave
Hôm nay, tại Hội nghị BUILD, Microsoft đã công bố Project Brainwave - nền tảng phục vụ việc chạy các mô hình học sâu trên Azure trong thời gian thực của hãng.
Trong khi một số đối thủ của Microsoft, bao gồm Google, đang đặt cược vào chip tuỳ biến, thì Microsoft tiếp tục tin tưởng vào mạch FPGA (một loại mạch tích hợp cỡ lớn dùng cấu trúc mảng phần tử logic mà người dùng có thể lập trình được) để tăng tốc các mô hình của mình, và Brainwave cũng không phải là ngoại lệ. Microsoft cho rằng FPGA có tính linh hoạt hơn là thiết kế chip tuỳ biến và hiệu năng mà hãng có thể đạt được trên các FPGA Intel Stratix chuẩn ít nhất cũng ngang ngửa với các con chip tuỳ biến.
Tháng 8 năm ngoái, Microsoft đã lần đầu nêu chi tiết một số thông tin về Brainwave, gồm 3 lớp riêng biệt: một kiến trúc phân tán hiệu năng cao, một bộ máy phần cứng mạng thần kinh sâu được tổng hợp lên mạch FPGA, và một trình biên dịch và thực thi dùng để triển khai các mô hình đã được huấn luyện trước.
Microsoft sẽ gắn các mạch FPGA vào mạng trung tâm dữ liệu chung của hãng, biến chúng thành một kiểu phần cứng vi dịch vụ. Ưu điểm của việc này là công suất cao và giảm đáng kể độ trễ bởi kiến trúc này cho phép Microsoft bỏ qua CPU của một máy chủ truyền thống và giao tiếp trực tiếp với các mạch FPGA.
Khi Microsoft lần đầu công bố Brainwave, stack phần mềm này đã hỗ trợ cả Microsoft Cognitive Toolkit lẫn framework TensorFlow của Google.
Brainwave hiện đang được thử nghiệm trên Azure và Microsoft cũng hứa hẹn sẽ hỗ trợ Brainwave đối với Azure Stack và thiết bị Azure Data Box.
Tham khảo: TechCrunch
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android