Microsoft đã tìm ra cách khắc phục nhược điểm lớn nhất của chiếc kính HoloLens
Chiếc kính HoloLens của Microsoft có một nhược điểm lớn, đó là trường thị giác (FOV) rất hạn chế.
Khi lần đầu tiên ra mắt chiếc kính HoloLens, Microsoft đã khiến cả thế giới công nghệ phải bất ngờ trước những gì thiết bị đeo này có thể làm được và đặc nền móng đầu tiên cho sự phát triển của thực tế tăng cường AR. Tuy nhiên chiếc kính HoloLens lại có một nhược điểm rất lớn.
Đó chính là trường thị giác (FOV), hay còn gọi là góc nhìn, của chiếc kính HoloLens rất hạn chế. Microsoft cho biết để có thể tạo ra các hình ảnh phản chiếu trong ống dẫn sóng của chiếc kính, họ đã phải giới hạn góc nhìn ở mức 35 độ. Chính vì vậy bạn buộc phải tập trung nhìn thẳng về phía trước, mà không thể liếc sang trái hay sang phải khi đeo HoloLens.
Trên thực tế chiếc kính HoloLens chỉ có thể hiển thị hình ảnh giới hạn trong khung sáng.
Nhược điểm này khiến cho việc trải nghiệm với chiếc kính trở nên không thực sự thỏa mãn. Và Microsoft đã cố gắng tìm ra cách khắc phục nó, mở rộng trường thị giác bằng một công nghệ mới.
Công nghệ mới của Microsoft có thể tách ống dẫn sóng thành hai phần tử với hai lõi riêng biệt, hình ảnh cuối cùng sẽ được tổng hợp từ hai lõi riêng biệt này. Chính vì vậy mà từ góc nhìn 35 độ, người dùng có thể nâng cao góc nhìn của HoloLens lên gấp đôi với 75 độ.
Cơ chế hoạt động của hệ thống này khá là phức tạp và nếu bạn không phải một kỹ sư thuộc lĩnh vực quang học thì chắc chắn không thể hiểu nổi, tôi cũng vậy. Nhưng về cơ bản thì Microsoft đã tìm ra lời giải để khắc phục nhược điểm lớn nhất của HoloLens.
Và không chỉ trên lý thuyết, các kỹ sư của Microsoft cho biết họ đã ứng dụng được công nghệ này trong một phần cứng thử nghiệm. Hứa hẹn giải pháp mới sẽ được tích hợp trong chiếc kính HoloLens thế hệ thứ 2. Microsoft cũng đã đăng ký bằng sáng chế cho công nghệ mới này.
Tham khảo: mspoweruser
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nửa đêm, Facebook sập trên toàn cầu, Instagram, Threads cũng không thể truy cập
Meta đang gặp sự cố ngừng hoạt động lớn trên tất cả các nền tảng của mình, bao gồm Facebook, Instagram, Threads, Messenger và WhatsApp.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời