Montenegro và Nhật Bản cách nhau hàng nghìn dặm, tại sao hai nước lại xảy ra "cuộc chiến" kéo dài tới 102 năm?

    Đức Khương,  

    Vào năm 1904, Công quốc Montenegro tuyên chiến với đế quốc Nhật Bản nhằm ủng hộ Nga trong chiến tranh Nga - Nhật. Tuy nhiên giữa hai quốc gia này chưa hề có một cuộc đụng độ trực tiếp nào, bởi vậy có thể nói đây chỉ là chiến tranh trên giấy tờ mà thôi.

    Sau khi Nhật Bản đầu hàng trong Thế chiến II, sự xung đột hay đụng độ giữa nước này và các quốc gia khác cũng dần chấm dứt ngay sau đó. Nhưng có một quốc gia phải đến năm 2006 mới tuyên bố chấm dứt cuộc chiến 102 năm với Nhật Bản và bình thường hóa quan hệ.

    Đất nước này là Montenegro. Montenegro cách Nhật Bản hàng nghìn dặm, là một quốc gia nhỏ bé nằm trên bán đảo Balkan với diện tích vỏn vẹn 13.800 km vuông và dân số chỉ hơn 600.000 người.

    Montenegro và Nhật Bản cách nhau hàng nghìn dặm, tại sao hai nước lại xảy ra "cuộc chiến" kéo dài tới 102 năm? - Ảnh 1.

    Montenegro và Nhật Bản chấm dứt tình trạng chiến tranh vào năm 2006, nghĩa là cuộc chiến chính thức của 2 nước này được bắt đầu vào năm 1904, đây cũng là năm mà Chiến tranh Nga-Nhật nổ ra, và Montenegro cũng theo đó mà tuyên chiến với Nhật Bản nhằm ủng hộ cho Nga.

    Mặc dù Chiến tranh Nga-Nhật đã kết thúc vào năm 1905, Nga và Nhật ký hiệp ước hòa bình, nhưng Công quốc Montenegro không được nhắc đến trong văn kiện do đó "tình trạng chiến tranh" giữa Nhật Bản và Montenegro đã không được dỡ bỏ trong hơn 100 năm kể từ đó.

    1. Mối quan hệ giữa Montenegro và Nga

    Năm 1904, Nhật Bản và Nga tham gia Chiến tranh Nga-Nhật để giành quyền thống trị ở Đông Bắc Trung Quốc và vùng Viễn Đông. Montenegro, một đồng minh của Nga, theo đó đã tuyên chiến với Nhật Bản.

    Mặc dù Montenegro và Nga cách nhau hàng nghìn dặm, nhưng cả hai quốc gia đều có chung một tổ tiên là người Slav. Sau thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên, người Slav đã di cư theo ba hướng từ sông Vistula ở Trung Âu. Trong thời hiện đại, người Slav chủ yếu phân bố ở Bán đảo Balkan ở Nam Âu (Nam Slav), Đồng bằng Pod ở Trung Âu (Tây Slav) và Đồng bằng Đông Âu (Đông Slav).

    Montenegro và Nhật Bản cách nhau hàng nghìn dặm, tại sao hai nước lại xảy ra "cuộc chiến" kéo dài tới 102 năm? - Ảnh 2.

    Trong số các nhóm dân tộc chính ở châu Âu, người Slav có thể được coi là nhóm dân tộc trung thành nhất với Nhà thờ Chính thống giáo. Hầu hết người Đông Slav và Nam Slav đều là thành thành viên của Nhà thờ Chính thống giáo. Trong số các dân tộc Nam Slav, người Serb và người Montenegro là những tín đồ Chính thống giáo trung thành.

    Người Montenegro luôn sống ở địa hình đồi núi nên từ xa xưa họ đã xây dựng một đất nước nhỏ bé, dân số ít. Vào thời Trung cổ, Montenegro đã hình thành mối quan hệ gắn bó lâu dài với Vương quốc Serbia. Khoảng cách giữa người Montenegro và người Serb rất nhỏ, và hai dân tộc này trên thực tế vẫn chưa tách biệt hoàn toàn cho đến cuối thời Trung cổ. Do đó, trong quá khứ, Montenegro đôi khi được coi là một phương ngữ của Serbia, và người Montenegro được coi là người Serbia trên núi.

    Montenegro và Nhật Bản cách nhau hàng nghìn dặm, tại sao hai nước lại xảy ra "cuộc chiến" kéo dài tới 102 năm? - Ảnh 3.

    Trong thời Trung cổ, Serbia và Montenegro về cơ bản là một gia đình.

    Thời Trung Cổ kết thúc với sự sụp đổ của Đế chế Đông La Mã, các dân tộc Nam Slav ở Balkan bị Đế chế Ottoman Hồi giáo cai trị vào thế kỷ 15. Người Serb và các quốc gia Nam Slav khác rơi vào tay người Ottoman trong ba thế kỷ.

    Tuy diện tích người Montenegro sinh sống ít nhưng với lợi thế là đồi núi, họ đã nhiều lần đẩy lùi sự xâm lược của Đế chế Ottoman, trở thành quốc gia duy nhất ở Balkan không bị Đế chế Ottoman kiểm soát. Đây cũng là yếu tố đánh dấu sự phân chia giữa người Montenegro và người Serb.

    Đồng thời, Nga dần dần nổi lên vào thế kỷ 16 với tư cách là quốc gia lớn nhất và hùng mạnh nhất trong số các dân tộc Chính thống giáo và Slav.

    Montenegro và Nhật Bản cách nhau hàng nghìn dặm, tại sao hai nước lại xảy ra "cuộc chiến" kéo dài tới 102 năm? - Ảnh 4.

    Bản đồ của Đế chế Ottoman năm 1683 (màu xanh lá cây), Montenegro vẫn độc lập.

    Khi xung đột tôn giáo và sắc tộc với người Ottoman dần trở nên gay gắt, các tín đồ Chính thống giáo và các dân tộc Slav trong Đế chế Ottoman bắt đầu một phong trào chống lại sự áp bức của Ottoman.

    Nga, quốc gia có ý định mở rộng ảnh hưởng ở Biển Đen và vùng Balkan đã cố gắng can thiệp vào các vấn đề của Ottoman với khẩu hiệu "cứu đồng bào Chính thống" và "cứu những người anh em Slav", hoàn toàn ủng hộ nền độc lập của những người theo đạo Chính thống và Nam Slav. Năm 1877, Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ nổ ra giữa Nga và người Ottoman.

    Montenegro và Nhật Bản cách nhau hàng nghìn dặm, tại sao hai nước lại xảy ra "cuộc chiến" kéo dài tới 102 năm? - Ảnh 5.

    Sau Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ, Serbia, Romania và Bulgaria đều giành được độc lập.

    Mặc dù Montenegro luôn được miễn trừ khỏi ách thống trị của Ottoman, nhưng lãnh thổ nhỏ, tài nguyên ít, lại nằm sâu trong đất liền nên rất cần một trận chiến quyết định với Đế quốc Ottoman để trở thành một quốc gia ven biển. Vì vậy, Montenegro đã tích cực liên kết và hỗ trợ Nga trong cuộc chiến Nga-Thổ.

    Với sự giúp đỡ của Nga, các quốc gia Nam Slav thuộc vùng Balkan từng bước giành được độc lập. Năm 1878, Serbia giành độc lập và Montenegro giành được bờ biển của mình thông qua chiến tranh.

    Mặc dù Serbia và Montenegro giành được độc lập hoặc mở rộng lãnh thổ với sự giúp đỡ của Nga, thế nhưng hai nước Nam Slav này lại có thái độ rất khác nhau đối với Nga. Serbia là một quốc gia từng có lịch sử huy hoàng, với diện tích rộng và dân số đông, do đó Serbia không muốn bị Nga kiểm soát, bởi vậy sau khi độc lập Serbia và Nga đã không thành lập mối quan hệ liên minh.

    Trong khi đó, Montenegro có quy mô nhỏ và phụ thuộc nhiều vào Nga. Sau khi Montenegro chiếm được đường bờ biển Địa Trung Hải, Nga hy vọng sẽ sử dụng Montenegro để tiếp cận Địa Trung Hải. Bởi vậy mối quan hệ giữa Nga và Montenegro ngày càng khăng khít, và một liên minh quân sự thân thiết dần được hình thành.

    Montenegro và Nhật Bản cách nhau hàng nghìn dặm, tại sao hai nước lại xảy ra "cuộc chiến" kéo dài tới 102 năm? - Ảnh 6.

    Sau Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ, việc Nga tiếp cận Địa Trung Hải trở nên thuận tiện hơn. Nhưng con mắt của Nga không chỉ giới hạn ở đây mà họ còn thèm muốn xây dựng sử ảnh hưởng ở cả Thái Bình Dương, Bán đảo Triều Tiên, Đông Bắc Trung Quốc và các khu vực Viễn Đông khác.

    Và sự bành trướng của Nga ở Viễn Đông đã đụng chạm đến lợi ích của Nhật Bản. Tháng 2 năm 1904, Nhật Bản tấn công một tàu chiến của Nga, và Chiến tranh Nga-Nhật bùng nổ. Montenegro, một đồng minh của Nga, ngay lập tức tuyên chiến với Nhật Bản.

    Montenegro và Nhật Bản cách nhau hàng nghìn dặm, tại sao hai nước lại xảy ra "cuộc chiến" kéo dài tới 102 năm? - Ảnh 7.

    2. Cuộc chiến dang dở giữa Montenegro và Nhật Bản

    Mặc dù Montenegro tuyên chiến với Nhật Bản vào năm 1904, nhưng Montenegro thực sự nằm ngoài tầm với của các vấn đề Viễn Đông. Do đó, không có quân đội chính quy nào được cử đến để chiến đấu chống lại Nhật Bản.

    Vì Montenegro và Nga thuộc cùng một hệ quốc gia Slav và quốc gia này cũng giành được nhiều phần lãnh thổ với sự giúp đỡ của Nga nên người dân Montenegro hoàn toàn ủng hộ cuộc chiến chống Nhật của Nga. Một số lượng lớn người dân ở Montenegro đã gia nhập quân đội Nga và tham gia cuộc chiến với tư cách là những người tình nguyện.

    Montenegro và Nhật Bản cách nhau hàng nghìn dặm, tại sao hai nước lại xảy ra "cuộc chiến" kéo dài tới 102 năm? - Ảnh 8.

    Đối với Nhật Bản, "vùng đất nhỏ bé" Montenegro xa xôi gần như không phải là vấn đề đáng lo ngại khi so với "người khổng lồ" là nước Nga. Do đó, hai nước trên danh nghĩa là đang xảy ra chiến tranh, nhưng về bản chất quân đội hai nước chưa từng thực sự chiến đấu với nhau.

    Vào tháng 8 năm 1905, Nhật Bản đánh bại quân chủ lực của Nga trong trận Tsushima, và Nga đầu hàng. Vào tháng 9 năm 1905, Nhật Bản và Nga ký Hiệp ước Portsmouth.

    Montenegro và Nhật Bản cách nhau hàng nghìn dặm, tại sao hai nước lại xảy ra "cuộc chiến" kéo dài tới 102 năm? - Ảnh 9.

    Montenegro không tham gia ký kết Hiệp ước Portsmouth giữa Nhật Bản và Nga.

    Mặc dù Montenegro trên danh nghĩa là một "quốc gia tham chiến" trong Chiến tranh Nga-Nhật, nhưng họ không thực sự tham gia vào cuộc chiến. Vì vậy, quốc gia này đã không được mời tham gia vào việc ký kết hiệp ước. Điều này có nghĩa là Montenegro vẫn duy trì một cuộc chiến trên danh nghĩa đã tuyên chiến với Nhật Bản.

    Từ độc lập của Serbia vào cuối thế kỷ 19 đến Chiến tranh Nga-Nhật vào đầu thế kỷ 20, ngày càng nhiều quốc gia vùng Balkan tuyên bố độc lập khỏi Ottoman. Tuy nhiên độc lập dân tộc không có nghĩa là mâu thuẫn đã được giải quyết triệt để, trong đó bao gồm: mâu thuẫn giữa quốc gia mới độc lập với đế quốc Ottoman, mâu thuẫn sắc tộc trong nội bộ các quốc gia mới, mâu thuẫn nảy sinh do sự can thiệp của các cường quốc vào tình hình Balkan đan xen lẫn nhau. Điều này khiến cho vùng Balkan giống như một kho thuốc thuốc súng của châu Âu và trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh Balkan.

    Sau khi các nước Balkan lớn giành độc lập, Montenegro đã trở thành một trong những quốc gia nhỏ nhất ở Balkan, đối mặt với những vấn đề sống còn ngày càng gay gắt. Trong thời đại của vũ khí lạnh, Montenegro có thể ngăn chặn kẻ thù nhờ lợi thế về đồi núi. Tuy nhiên, với việc đưa các thiết bị mới như máy bay vào lĩnh vực tác chiến, những nhược điểm của Montenegro đã bộc lộ.

    Do đó, Montenegro phải tìm kiếm thêm người ủng hộ, mặc dù Nga là một đồng minh hùng mạnh, nhưng Montenegro lại ở quá xa để Nga có thể bảo vệ trực tiếp. Do đó, Montenegro bắt đầu kết thân lại với "người anh em" Serbia.

    Montenegro và Nhật Bản cách nhau hàng nghìn dặm, tại sao hai nước lại xảy ra "cuộc chiến" kéo dài tới 102 năm? - Ảnh 10.

    Tuy nhiên, kho thuốc súng Balkan cuối cùng đã châm ngòi cho Chiến tranh thế giới thứ nhất vào năm 1914, với nhiều nước Balkan tham gia. Theo đó, Montenegro đứng về phía các cường quốc Đồng minh do Anh, Pháp và Nga đứng đầu, chống lại các phe như Đức và Áo-Hungary.

    Nhật Bản lúc này cũng tham gia phe Đồng minh do xung đột với Đức ở bán đảo Sơn Đông của Trung Quốc. Vào thời điểm này, mặc dù cả Nhật Bản và Montenegro đều là thành viên của Lực lượng Đồng minh, nhưng vào năm 1916, toàn bộ lãnh thổ của Montenegro đã bị Đế quốc Áo-Hung chiếm đóng. Cho đến năm 1918, với sự giúp đỡ của quân đội Serbia, Montenegro đã đánh bật quân đội Áo-Hung. Kể từ đó, số phận của Montenegro dần dần bị Serbia chiếm đóng, mất đi quyền tự chủ và độc lập.

    Montenegro và Nhật Bản cách nhau hàng nghìn dặm, tại sao hai nước lại xảy ra "cuộc chiến" kéo dài tới 102 năm? - Ảnh 11.

    Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Montenegro trở thành một phần của Serbia. Đến lượt mình, Serbia thống nhất với Croatia và Slovenia để thành lập "Vương quốc Nam Tư". Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một nhà nước thống nhất của quốc gia Nam Tư (Nam Slav) xuất hiện.

    Nhật Bản và Nam Tư thiết lập quan hệ ngoại giao, nhưng Montenegro lúc này đã trở thành một phần của Serbia, do đó Montenegro bị tước mất quyền ngoại giao. Vấn đề chiến tranh giữa Nhật Bản và Montenegro được tạm hoãn.

    3. Montenegro độc lập, chấm dứt tình trạng chiến tranh

    Sau khi Thế chiến thứ hai bùng nổ, Nhật Bản, Đức và Ý thành lập phe Trục, và Nam Tư tham gia phe Đồng minh. Năm 1939, Nam Tư tuyên chiến chống Nhật Bản.

    Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại của phe Trục, và Nam Tư, dưới sự lãnh đạo của Tito, đã trục xuất nhà vua và thành lập một liên bang. Montenegro tách khỏi Serbia sau Thế chiến thứ hai và hình thành một nước cộng hòa, ngang bằng với địa vị của Serbia. Liên bang Nam Tư sau Thế chiến II bao gồm sáu nước cộng hòa (Macedonia, Serbia, Bosnia và Herzegovina, Croatia, Slovenia, Montenegro).

    Montenegro và Nhật Bản cách nhau hàng nghìn dặm, tại sao hai nước lại xảy ra "cuộc chiến" kéo dài tới 102 năm? - Ảnh 12.

    Năm 1952, Liên bang Nam Tư và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức. Tuy nhiên, vì Montenegro không phải là một quốc gia có chủ quyền và không có quyền lực ngoại giao, nên nước này không thể tự mình chấm dứt tình trạng chiến tranh với Nhật Bản.

    Trong những năm 1990, bốn trong số sáu nước cộng hòa của Liên bang Nam Tư (Macedonia; Bosnia và Herzegovina; Croatia; Slovenia) tuyên bố độc lập, và Liên bang Nam Tư tuyên bố tan rã, chỉ còn lại Montenegro và Serbia.

    Sự tan rã của Liên bang Nam Tư đi kèm với các cuộc chiến tranh, và lực lượng ly khai của các nước đồng minh cũ được thế giới phương Tây, trong đó có Nhật Bản, ủng hộ.

    Montenegro và Nhật Bản cách nhau hàng nghìn dặm, tại sao hai nước lại xảy ra "cuộc chiến" kéo dài tới 102 năm? - Ảnh 13.

    Montenegro và Serbia vẫn quyết định ở lại Liên bang Nam Tư. Do có quan hệ thân Nga nên Nam Tư đã bị phương Tây trừng phạt và bị tấn công bởi các lực lượng quân sự, rơi vào thế cô lập chưa từng có, theo đó là kinh tế dần sa sút. Người Montenegro cảm thấy mình "đã chọn nhầm team" do đó xu hướng độc lập của người Montenegro ngày càng lộ rõ.

    Năm 2003, do lực lượng ly khai của phương Tây và Montenegro thúc đẩy, Quốc hội Liên minh Nam Tư đã thông qua "Hiến chương Serbia và Montenegro" và đổi tên đất nước thành "Serbia và Montenegro". Hiến chương đã trao cho Montenegro một cuộc trưng cầu dân ý, quy định rằng Montenegro có thể tuyên bố độc lập nếu hơn 55% bỏ phiếu cho độc lập.

    So với Liên bang Nam Tư trước đây, Serbia và Montenegro được tổ chức lại giống như một liên minh lỏng lẻo hơn. Hai nước cộng hòa đều có quyền tự trị lớn hơn. Tuy nhiên, Montenegro vẫn không phải là một quốc gia độc lập có chủ quyền và không được hưởng các quyền ngoại giao.

    Montenegro và Nhật Bản cách nhau hàng nghìn dặm, tại sao hai nước lại xảy ra "cuộc chiến" kéo dài tới 102 năm? - Ảnh 14.

    Vào tháng 5 năm 2006, cuộc trưng cầu dân ý về độc lập của Montenegro được tổ chức theo lịch trình, và các đảng độc lập đã giành chiến thắng với tỷ số chênh lệch hẹp 55,4%. Ngày 3 tháng 6, Montenegro tuyên bố độc lập và được cộng đồng quốc tế, trong đó có Serbia, công nhận. Montenegro có thể tự giải quyết các vấn đề đối ngoại của mình một cách độc lập.

    Ngày 21/6/2006, Nhật Bản tuyên bố công nhận Montenegro và tiến hành giải quyết tình trạng chiến tranh đang chờ xử lý giữa hai nước. Hai nước đã ký một hiệp định ngoại giao hòa bình, và như vậy, "Cuộc chiến tranh trăm năm" giữa Nhật Bản và Montenegro chính thức đi đến hồi kết.

    https://genk.vn/montenegro-va-nhat-ban-cach-nhau-hang-nghin-dam-tai-sao-hai-nuoc-lai-xay-ra-cuoc-chien-keo-dai-toi-102-nam-20220218114435509.chn
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ