Một cái nhìn sâu hơn về Chat của Google - ứng dụng nhắn tin thay thế toàn bộ SMS mặc định trên mọi thiết bị Android
Họ đã đi một quãng đường dài 10 năm trời để tìm kiếm một ứng dụng nhắn tin cho Android.
- Xiaomi Mi 7 có thể là chiếc smartphone Android đầu tiên trang bị cảm biến 3D, phát hành trong Quý 3/2018
- Giao diện hệ điều hành Android mới dành riêng cho OPPO F7 ngày càng thông minh, hiểu người dùng hơn.
- Bị chính phủ Mỹ "cấm vận", ZTE gấp rút đàm phán với Google trong khi tìm kiếm phương án thay thế Android
- Google sẽ mang tính năng điều hướng tương tự iPhone X lên Android P
- Xem đoạn video ca nhạc này, bạn có nghĩ nó được quay hoàn toàn bằng Google Pixel 2 hay không?
Đã 10 năm rồi, Google vẫn cố tạo ra một ứng dụng chat hiệu quả trên Android. Họ chưa từng thành công, hoặc ít ra là chưa có thành công gì đó vang dội.
Trong khi đó, các ứng dụng OTT như WhatsApp, Telegram vẫn có chỗ đứng, người sử dụng cũng đã quen với sử dụng Messenger của Facebook như một công cụ nhắn tin cho bạn bè. Người sử dụng iOS lại có riêng một nền tảng nhắn tin, iMessage, để mà liên lạc với những người dùng iOS khác.
Nếu không có mạng hoặc không dùng những ứng dụng trên, người ta sẽ dùng phần mềm nhắn tin SMS mặc định.
Google, trong nỗ lực 10 năm tìm kiếm ứng dụng nhắn tin trên Android, đưa ra một nước đi lớn, một ứng dụng nhắn tin có cái tên rất đơn giản, là Chat.
Vậy Chat là gì, nó có thể trở thành "iMessage của Android" không? Clip tới từ trang công nghệ nổi tiếng The Verge sẽ cho bạn một cái nhìn sâu hơn về Chat:
"Chat" - Chat trên Android. Liệu nó có thể vượt mặt được iMessage không?
Tiềm năng của Chat là vô cùng lớn. Nhưng liệu Google có thể tìm được chiếc "chén thánh" của mình sau 10 năm viễn chinh?
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"