Một khu vực được Nvidia, Microsoft, Google "tấp nập" tìm đến đầu tư vì đất rẻ, nguồn cung năng lượng lớn và gần trung tâm tài chính
Nhu cầu bùng nổ về điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo đã khiến khu vực tiểu bang Johor (Malaysia), chỉ cách Singapore vài km nổi lên như một trung tâm dữ liệu tiềm năng của khu vực.
- Elon Musk khai trương siêu máy tính huấn luyện AI "mạnh nhất thế giới": Trang bị 100.000 GPU NVIDIA, tiêu thụ hơn 3 triệu lít nước mỗi ngày, 150 MW điện mỗi giờ
- Ai là người đã tạo ra “Màn hình xanh chết chóc” trên Windows?
- Nvidia chuẩn bị phiên bản chip AI hàng đầu mới cho thị trường Trung Quốc
- Tất cả đường link rút gọn goo.gl sắp chính thức trở thành "link chết"
- Không phải CrowdStrike, theo Microsoft đây mới là nguồn gốc sâu xa của thảm họa IT toàn cầu
Trên con đường đi qua quận Kulai thuộc bang Johor (Malaysia) cách đường biên giới phía Bắc với Singapore 30km, nơi đây là những triền đồi phủ đầy sắc xanh của các cánh rừng trồng cây cao su và dầu cọ.
Giờ đây, miền Nam Malaysia đang chứng kiến những ông lớn công nghệ như Google, Nvidia và Microsoft thi nhau tới xây dựng các trung tâm dữ liệu - nền tảng của nền tảng kinh tế kỹ thuật số.
Theo CNBC, Malaysia đang nổi lên như một cường quốc về trung tâm dữ liệu ở Đông Nam Á và cả khu vực châu Á nói chung khi nhu cầu về điện toàn đám mây và AI tăng cao. Trong vài năm qua, Hàng tỷ USD đang được đầu tư vào tiểu bang Johor, chỉ cách Singapore vài km, bởi các công ty muốn tận dụng lợi thế đất rẻ và nguồn năng lượng dồi dào cho cơ sở hạ tầng máy tính trong khi vẫn gần trung tâm tài chính lớn nhất Đông Nam Á.
Vận mệnh của Johor có thể sớm được gắn chặt với người hàng xóm giàu có. Thêm vào đó, quốc vương Malaysia cũng bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ cho nỗ lực gắn kết bang của mình với Singapore trong một khu kinh tế duy nhất, dự kiến bao gồm các khoản giảm thuế và thương mại xuyên biên giới thuận lợi.
Theo số liệu từ Cơ quan Phát triển Đầu tư Malaysia chỉ ra, đầu tư nước ngoài vào tiểu bang 4 triệu dân này đạt 58,8 tỷ RM (12,6 tỷ USD) vào năm 2022 và 31 tỷ RM vào năm 2023, so với 10 tỷ RM vào năm 2019. Tăng trưởng kinh tế của Johor dự kiến sẽ vượt xa dự báo quốc gia cho đến năm 2025.
Mục tiêu của Malaysia là biến Johor thành một phần không thể thiếu đối với nền kinh tế kỹ thuật số khu vực, giống như thành công của Thâm Quyến trong việc thúc đẩy sản xuất của Trung Quốc.
Theo James Murphy, CEO khu vực APAC (châu Á-Thái Bình Dương) của công ty tình báo trung tâm dữ liệu DC Byte, phần lớn các khoản đầu tư diễn ra ở thành phố Johor Bahru, nằm ở biên giới với Singapore.
Ông nhận định: “Có vẻ như trong vài năm nữa, Johor Bahru sẽ vượt qua Singapore để trở thành thị trường lớn nhất Đông Nam Á từ con số 0 chỉ 2 năm trước”.
Tương tự, Tengku Zafrul Aziz, Bộ trưởng Đầu tư, Thương mại và Công nghiệp Malaysia, tuyên bố: “Johor có tiềm năng trở thành Thâm Quyến của Đông Nam Á. Ngành công nghiệp trung tâm dữ liệu có thể đóng vai trò then chốt cho quá trình chuyển đổi tiểu bang thành một cường quốc sản xuất công nghệ cao”.
Sự bùng nổ ở Johor xảy ra sau khi Singapore, quốc gia sở hữu nguồn tài nguyên năng lượng hạn chế, ban hành lệnh hoãn xây dựng các trung tâm dữ liệu ngốn điện trong 3 năm vào năm 2019. Tận dụng cơ hội, Johor nhanh chóng thúc đẩy đầu tư bằng cách cắt giảm thời gian phê duyệt từ hơn 3 tháng xuống chỉ còn 7 ngày .
Đại dịch toàn cầu đã làm thay đổi "cuộc chơi"
Báo cáo của Cushman & Wakfield cho thấy, Malaysia hiện đang dẫn đầu danh sách các thị trường trung tâm dữ liệu tăng trưởng nhanh nhất châu Á.
Trước đây, phần lớn đầu tư vào cơ sở hạ tầng và lưu trữ trung tâm theo truyền thống hướng tới các thị trường lâu đời như Nhật Bản và Singapore, cũng như Hồng Kông (Trung Quốc).
Tuy nhiên, đại dịch toàn cầu đã làm thay đổi "cuộc chơi", thúc đẩy quá trình chuyển đổi kỹ thuật số và áp dụng điện toán đám mây trên thế giới, dẫn đến nhu cầu tăng cao đối với các nhà cung cấp dịch vụ này ở các thị trường mới nổi như Malaysia và Ấn Độ, theo báo cáo từ nhà cung cấp trung tâm dữ liệu toàn cầu EdgeConneX.
Theo nghiên cứu của Morgan Stanley, quốc gia này được dự đoán sẽ chiếm phần lớn thị trường trung tâm dữ liệu Đông Nam Á xét về công suất vào năm 2035 nhờ vị trí địa lý gần Singapore.
CEO Yeoh Seok Hong của YTL Power International cho rằng làn sóng đầu tư tiếp theo sẽ đến từ các công ty AI muốn xây dựng các mô hình đào tạo hoặc nền tảng AI ở Malaysia.
FT đưa tin, công ty của ông đã ký thỏa thuận trị giá 4,3 tỷ USD với Nvidia để xây dựng một trung tâm dữ liệu AI tại Johor. Nhờ đó, giá cổ phiếu của YTL Power đã tăng hơn 100% trong năm nay.
Trong khi đó, ByteDance, chủ sở hữu TikTok, dự định đầu tư khoảng 10 tỷ RM để thành lập một trung tâm AI tại Malaysia, Bộ trưởng Tengku Zafrul Aziz thông báo vào tháng 6.
Ngoài ra, ông lớn công nghệ Microsoft cũng đang thu mua các địa điểm và gần đây đã mua đất ở Johor để mở rộng. Tất cả sẽ góp phần thúc đẩy việc thành lập một SEZ (đặc khu kinh tế) với Singapore.
Những lo ngại về "cán cân" năng lượng của quốc gia
Sự bùng nổ của các trung tâm dữ liệu đã giúp thúc đẩy nền kinh tế Malaysia, nhưng nó cũng tạo ra những lo ngại về nhu cầu năng lượng và nước.
Theo đánh giá, Malaysia tạo ra nhiều năng lượng hơn mức tiêu thụ 30%-40%, trong đó số được giữ làm nguồn dự trữ, đủ để cung cấp năng lượng cho các trung tâm dữ liệu mới hiện nay, nhu cầu năng lượng cho các trung tâm dữ liệu trong 10 năm tới có thể vượt quá nguồn cung cấp điện hiện có.
Bên cạnh đó, quốc gia này cũng phải giải quyết bài toán về nguồn nước. Một trung tâm dữ liệu có công suất 100MW sử dụng khoảng 1,1 triệu gallon nước mỗi ngày để làm mát, tương đương với lượng nước sử dụng hàng ngày của một thành phố 10.000 dân.
Trong khi đó, Malaysia dự báo có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu nước trên diện rộng trong 5 năm tới do biến đổi khí hậu, lãng phí và cơ sở hạ tầng cũ kỹ.
Một giải pháp được bang Johor đưa ra là bắt đầu từ tháng 6, bang này sẽ yêu cầu các nhà khai thác trung tâm dữ liệu mới sử dụng phần cứng và phần mềm năng lượng xanh. Dựa trên đánh giá về sử dựng hiệu quả điện và nước theo hướng bền vững, nếu không đạt sẽ từ chối đơn cấp phép xây dựng các trung tâm dữ liệu mới.
Theo: Financial Times, CNBC
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming