Một mẫu xương ngón tay 88.000 năm tuổi có thể khiến lịch sử loài người phải viết lại

    Billvn,  

    Khám phá này cho thấy cuộc di cư đầu tiên của con người hiện đại có thể diễn ra sớm hơn chúng ta biết hàng chục ngàn năm.

    Nó đơn giản là xương ngón tay – cụ thể là ngón giữa – nhưng các nhà khoa học thì khẳng định đây là hóa thạch cổ nhất của loài người được tìm thấy bên ngoài châu Phi và Levant, một khu vực bao gồm Israel, Syria, Lebanon và Jordan. Tất nhiên, phát hiện này cũng vấp phải không ít hoài nghi và chỉ trích, những người cho rằng đây có thể không phải là xương của con người hoặc khu vực phát hiện ra hóa thạch không phải là địa bàn cư trú của tổ tiên chúng ta ngày xưa.

    Một mẫu xương ngón tay 88.000 năm tuổi có thể khiến lịch sử loài người phải viết lại - Ảnh 1.

    Vào năm 2016, Iyad Zalmout, một nhà khoa học thuộc Cục Khảo sát Địa chất Ả Rập, đã tham gia khóa đào tạo khảo cổ Al Wusta trên sa mạc Nefud, khu vực cũ của một hồ nước ngọt cổ xưa ở sa mạc Ả Rập cằn cỗi. Hai năm trước đó, các nhà khoa học đã phát hiện ra khu vực này và tiến hành tìm kiếm các xương động vật hóa thạch và các công cụ bằng đá – đây là những manh mối gợi ý về sự định cư của người trước đây.

    Trong khi đi dạo quanh khu vực này và trong một khoảnh khắc hoàn hảo, Zalmout-một nhà cổ sinh vật học - đã nhận thấy một khớp xương nằm đơn độc trên cát. Ngay khi nhận ra nó giống xương người, ông đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của các nhà lãnh đạo dự án là Huw Groucutt từ Đại học Oxford và Michael Petraglia từ Viện Khoa học Lịch sử Nhân loại Max Planck.

    Sau một phút choáng váng, Groucutt và Petraglia lấy xương về khách sạn để phân tích nó thêm. Các nhà khoa học sau đó đã lật tung các tài liệu, sục sôi trên internet, so sánh đốt xương này với những ngón tay của người Neanderthal và những tộc người cổ khác. Ngón tay này sau đó đã được đưa đến Đại học Cambridge, nơi các chuyên gia thực hiện việc quét 3D nó, so sánh với xương của những người cổ đại khác nhau và cả những động vật linh trưởng không phải người. Giống như Zalmout, các nhà nghiên cứu Cambridge đã kết luận rằng hóa thạch này - một ngón tay trung bình 3,2 cm dài - thuộc về Homo sapiens, một trong những tổ tiên của loài người.

    Ngón tay này, cùng với các mẫu khác được tìm thấy tại địa điểm Al Wusta sau đó lại được đưa đến Đại học Quốc gia Úc ở Canberra, nơi các nhà khoa học đã sử dụng một số kỹ thuật để xác định độ tuổi của chúng, bao gồm cả phân tích phóng xạ uranium. Kết quả là các nhà khoa học Úc khẳng định ngón tay này có niên đại khoảng 88.000 năm. Kết quả nghiên cứu này vừa được công bố trên Nature Ecology & Evolution.

    Nếu kết quả là chính xác, đây là hóa thạch cổ xưa nhất của Homo sapiens được tìm thấy bên ngoài châu Phi và Levant. Các hóa thạch cổ và hóa thạch cổ của con người đã được tìm thấy ở những nơi khác thuộc Đông Nam Á và Úc, cùng với một mẫu hóa thạch có niên đại 120.000 năm gây nhiều tranh cãi ở Trung Quốc. Tuy nhiên, trong những trường hợp này, nguồn gốc hóa thạch được xác định của con người không quá rõ ràng.

    Một mẫu xương ngón tay 88.000 năm tuổi có thể khiến lịch sử loài người phải viết lại - Ảnh 2.

    Những con người hiện đại về mặt giải phẫu đã sống ở Ả-rập Xê-út cách đây 88.000 năm không còn là vấn đề gây ngạc nhiên. Một hóa thạch hàm được tìm thấy ở Misilya Cave của Israel cho thấy Homo sapiens cổ xưa đã sống ở Levant khoảng 175.000 năm trước đây (thậm chí là cách đây 200.000 năm). Nhưng điều làm cho cuộc nghiên cứu mới thú vị là mẫu xương vừa được tìm thấy cho thấy người cổ đại còn phân bố ở bên ngoài châu Phi và Levant. Hơn nữa, nó khẳng định cuộc di cư đến Eurasia là rộng lớn hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây của chúng ta.

    Petraglia cho biết: "Khám phá về xương ngón tay hóa thạch này là một giấc mơ trở thành sự thật".

    Trước đây, các nhà khoa học chứng minh rằng con người hiện đại di cư ra khỏi châu Phi trong một đợt duy nhất từ 50.000 đến 70.000 năm trước theo hướng dọc theo bờ biển. Tuy nhiên, khám phá ra xương ngón tay này cho thấy con người đã di chuyển sớm hơn 20.000 đến 25.000 năm.

    Petraglia nói rằng phát hiện này chứng minh kịch bản di cư của con người hiện đại trước kia là phức tạp hơn chúng ta tưởng rất nhiều: “Kết hợp với những khám phá khác được thực hiện trong vài năm qua cho thấy con người hiện đại đã thực hiện nhiều cuộc di cư khỏi châu Phi trong khoảng 100.000 năm trước đây”.

    Thật thú vị, hóa thạch này đã được tìm thấy trong sa mạc Ả-rập khắc nghiệt, nhưng khu vực này lại là nơi sinh lại từng là nơi có môi trường sống thuận lợi với thời tiết ẩm ướt. Ngoài ngón tay của con người, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra các dấu vết hóa thạch của hà mã và ốc nước ngọt. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì chính sự thay đổi khí hậu và các điều kiện môi trường đã đẩy con người từ địa bàn sinh sống đầu tiên đi đến những nơi khác. Bằng cách thích ứng với những đồng cỏ khô cằn trong nội bộ Arabian, những con người sơ khai này đã tạo ra một giai đoạn di cư lớn hơn, toàn cầu hơn.

    Đối với ngón tay vừa được tìm thấy, các nhà nghiên cứu không biết giới tính hoặc tuổi của chủ sở hữu và họ cũng không chắc chắn được đây có phải là phần của một bàn tay hay không. Một khối u trong xương đã được giải thích như là một chấn thương gây ra bởi hoạt động thể chất lặp đi lặp lại mà nhiều khả năng là do quá trình sử dụng các công cụ thô sơ.

    Katerina Harvati, trưởng khoa cổ sinh học tại Senckenberg Center for Human Evolution and Paleoenvironment tỏ ra thích thú với nghiên cứu mới này và cho rằng các nhà khoa học đã làm tất cả những gì có thể để phân tích mẫu xương vừa được tìm thấy. Ông cũng hi vọng có thêm bằng chứng trong tương lai để khẳng định lại kết quả nghiên cứu này.

    Một mẫu xương ngón tay 88.000 năm tuổi có thể khiến lịch sử loài người phải viết lại - Ảnh 3.

    Nhà nhân chủng học Rolf Quam từ Đại học Binghamton (SUNY) đồng ý rằng các tác giả đã thực hiện phân tích kỹ lưỡng các hóa thạch, nhưng không bao gồm việc kiểm tra AND nên ông nghi ngờ rằng đây có phải là hóa thạch này thuộc về một cá thể Homo sapiens hay không.

    Trao đổi với Gizmodo ông cho biết: “Các tác giả đã so sánh hóa thạch tại Al Wusta với cả người hiện đại và người Neanderthal, nhưng chúng tôi không có nhiều thông tin về hình thái xương, hình dạng hoặc kích thước của các loài khác. Vì vậy, nó có thể thuộc về một loài giống Homo sapiens, nhưng không phải là Homo sapiens. Cuối cùng, tôi nghĩ chúng ta không thể nói chắc chắn rằng đây là xương ngón tay. Những tuyên bố lớn trên các tờ báo giấy uy tín đòi hỏi phải có bằng chứng cụ thể để chứng minh. Tôi nghĩ rằng vẫn còn một số vấn đề mơ hồ xung quanh hóa thạch vừa tìm thấy”.

    Jean-Jacques Hublin, giám đốc Department of Human Evolution tại Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology không đồng ý với quan điểm cho rằng ngón tay trên là của con người và nó không chứa bất kỳ đặc điểm nào thường thấy ở người Neanderthal. Và ông nói rằng phương pháp phân tích phóng xạ uranium “không đáng tin cậy” khi nghiên cứu về tuổi thọ xương.

    Weinstein-Evron và Hershkovitz cũng chỉ ra rằng khám phá này không chứng minh được rằng khu vực xung quanh hồ từng là khu vực sinh sống tập trung của con người hiện đại cách đây 88.000 năm, thay vào đó một vài cá thể có thể lang thang đến nơi này khi khí hậu thuận lợi. Ngón tay này có thể từ một con người hiện đại ban đầu nhưng chưa đủ để thay đổi những hiểu biết của chúng ta về lịch sử loài người.

    Tham khảo: Gizmodo

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ