Chính quyền thành phố Hamburg, Đức đang xem xét chuyển sang sử dụng phần mềm mã nguồn mở thay vì phần mềm do Microsoft cung cấp.
Việc chuyển đổi từ phần mềm của Microsoft sang các phần mềm mã nguồn mở mang lại tới nhiều lợi ích, bao gồm giảm chi phí cấp phép và kiểm sát thông tin nội bộ tốt hơn. Đây cũng là một trong những lý do khiến một số nhà chức trách trên thế giới tính đến các giải pháp thay thế phần mềm của Microsoft.
Cụ thể, thành phố Munich, Đức đã trở thành một trong những nơi tiên phong chuyển từ phần mềm của Microsoft sang sử dụng phần mềm của Linux và các lựa chọn mã nguồn mở thay thế khác vào năm 2013. Nhưng sau đó, nhiều nhân viên đã phàn nàn về những hạn chế của Linux khiến chính quyền buộc phải quay trở lại với Windows và Office.
Nhưng thất bại này không cản bước một thành phố khác là Hamburg có ý định tương tự.
Hamburg được cho đang lên kế hoạch thay thế phần mềm của Microsoft trên các máy tính của cơ quan chức năng bằng phần mềm mã nguồn mở. Động thái này của chính quyền thành phố nhằm giảm sự phụ thuộc vào các sản phẩm trả tiền và thường bị ví là "chủ quyền kỹ thuật số".
Theo tờ Der Standard của Đức, hiện kế hoạch trên của thành phố Hamburg mới chỉ đang trong giai đoạn đề xuất và chưa rõ mọi thứ sẽ được quyết định như thế nào.
Tuy nhiên một vấn đề chưa rõ ràng là liệu Hamburg có kế hoạch chuyển đổi hoàn toàn sang phần mềm mã nguồn mở hay chỉ chuyển đổi một phần nào đó, ví dụ như thay bộ công cụ văn phòng Microsoft Office bằng LibreOffice.
Nếu như Hamburg thực sự lên kế hoạch cho một cuộc chuyển đổi toàn diện sang sử dụng phần mềm mã nguồn mở thì Linux rõ ràng là một lựa chọn tốt nhất thay thế Windows.
Với trường hợp của thành phố Munich, họ đã khởi động dự án LiMux nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang phần mềm mã nguồn mở, đồng thời thay thế Microsoft Office bằng OpenOffice và sau này là LibreOffice.
Tất nhiên sẽ phải chờ thời gian tới để biết Hamburg thực sự chọn phương án nào.
Tham khảo Softpedia
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"