Một tri thức Việt Nam 70 năm sau vẫn được thế giới nhắc tới vì nghiên cứu kinh điển của mình: Đọc mà tự hào!
Không phải nhà khoa học nào cũng có vinh dự được nhắc đến kết quả của mình lâu đến như vậy!
- Cựu sinh viên Bách Khoa có tên trong "ngôi đền sáng chế" Hoa Kỳ, trở thành "ngôi sao" của trường đại học Mỹ, sau khi mang về khoản tài trợ 25 triệu USD
- Loại quả Việt Nam được Trung Quốc thu mua rất mạnh: Giá cao kỷ lục, hoá ra là thuốc quý
- Nhà toán học Việt Nam có khám phá kép, giúp trường đại học Mỹ duy trì vị thế dẫn đầu thế giới về đại số
- Người phụ nữ gốc Việt đầu tiên bay vào vũ trụ: "Nữ cường" đời thực khiến Mỹ phải đổi luật, từng được đề cử Nobel
- Giải Nobel và những điều thú vị: Gia đình nào có 5/6 người đoạt giải? Giải nào từng bị trao nhầm? Người Việt nào từ chối nhận giải?
Giáo sư Lê Văn Thiêm (29/3/1918 – 3/6/1991) là một trong những nhà khoa học tiêu biểu nhất của Việt Nam trong thế kỷ 20. Ông sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước, bản thân ông từ nhỏ đã nổi tiếng học giỏi.
Năm 1941, Lê Văn Thiêm thi đỗ vào trường Ecole Normale Supérieure ở Phố d’Ulm của Paris. Đó là trường đại học danh giá nhất nước Pháp, nơi đào tạo những nhà khoa học nổi tiếng nhất. Sau khi tốt nghiệp, ông tiếp tục làm luận án Tiến sĩ tại Thụy Sĩ, rồi luận án Tiến sĩ quốc gia tại Pháp.
Lê Văn Thiêm từng là học trò của những người thầy nổi tiếng như Nevanlinna, Teichmuler, Valiron và nghiên cứu một lĩnh vực thời sự nhất thời bấy giờ: Lý thuyết phân phối giá trị các hàm phân hình.
Ông bảo vệ luận án Tiến sĩ quốc gia năm 1949 với những kết quả mà ngày nay đã trở thành kinh điển. Cùng trong năm nay, ông được bổ nhiệm làm giáo tư tại Đại học Zurich, Thuỵ Sĩ và là người Việt đầu tiên đảm nhiện chức danh này tại một trường đại học danh tiếng ở châu Âu.
Tuy nhiên lý tưởng cao nhất của Lê Văn Thiêm là cống hiến cho Tổ quốc, vì vậy cuối năm 1949, ông đã về nước tham gia kháng chiến và có vô vàn đóng góp cho nền Toán học Việt Nam. Ông được giao nhiệm vụ xây dựng Trường Khoa học Cơ bản (sau này là Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội) và Trường Sư phạm Cao cấp (sau này là Trường Đại học Sư phạm Hà Nội), được cử giữ chức vụ Hiệu trưởng của hai trường này và giảng dạy môn Cơ học lý thuyết.
Ông cũng là Viện trưởng đầu tiên của Viện Toán học, chủ tịch đầu tiên của Hội Toán học Việt Nam và tổng biên tập đầu tiên của hai tạp chí toán học Việt Nam là tạp chí "Acta Mathematica Vietnamica" và "Vietnam Journal of Mathematics". Ông giữ vị trí đại diện toàn quyền của Việt Nam tại Viện Liên hợp Nghiên cứu Hạt nhân Dubna, Liên Xô (1956 – 1980).
Nhờ mối quan hệ tốt và uy tín khoa học của Lê Văn Thêm mà nhiều nhà toán học có tên tuổi trên thế giới như Laurent Schwartz, Alexander Grothendieck, Stephen Smale và Chomsky (Mỹ)... đã sang Việt Nam và nhiệt tình giúp đỡ, cộng tác với các nhà toán học Việt Nam; cùng như nhiều đóng góp khác trong việc thiết lập quan hệ hợp tác quốc tế giữa các nhà toán học Việt Nam và các nhà toán học thế giới.
Không chỉ vậy, ông và các học trò có nhiều công trình nghiên cứu giải quyết thành công một số vấn đề thực tiễn ở Việt Nam.
60 năm sau vẫn được thế giới nhắc tên nhờ nghiên cứu mang tầm kinh điển
Lý thuyết phân phối giá trị các hàm phân hình, còn gọi là lý thyết Nevanlinna, được xem là một trong những lý thuyết đẹp nhất của giải tích toán học thế kỷ 20. Có thể xem lý thuyết này là sự mở rộng của định lý cơ bản của đại số.
Có ba "hòn đá tảng" của lý thuyết Nevanlinna: Định lý cơ bản thứ nhất, Định lý cơ bản thứ hai, Quan hệ số khuyết. Đóng góp của Lê Văn Thiêm vào lý thuyết Nevanlinna chính là những kết quả về Bài toán ngược.
Công trình về bài toán ngược của lý thuyết Nevanlinna đã đặt Lê Văn Thiêm vào hàng ngũ những tác giả kinh điển của lý thuyết này. Ngay khi công trình ra đời, người giới thiệu nó trên tờ American Mathematical Reviews chính là Lars Ahlfors, người nhận Giải thưởng Fields đầu tiên năm 1936. Ahlfors cũng giới thiệu một số công trình tiếp theo của Lê Văn Thiêm.
Cho đến tận hôm nay, nhiều cuốn sách, các tài liệu nghiên cứu về lý thuyết Nevanlinna vẫn nhắc đến công trình của Lê Văn Thiêm. Không phải nhà khoa học nào cũng có vinh dự được nhắc đến kết quả của mình nhiều năm như vậy.
Có thể tin rằng, các công trình đó của Lê Văn Thiêm sẽ còn được nhắc đến nhiều năm, như là một trong những cột mốc của lý thuyết hàm phân hình. Bài báo Beitrag zum Typenproblem der Riemannschen Flachen (Về phân loại diện Riemann) của Lê Văn Thiêm đăng trên tờ Commentarii mathematici Helvertici năm 1947chính là công trình toán học đầu tiên của người Việt Nam công bố trên tạp chí quốc tế.
Có thể xem năm 1947 là năm mở đầu cho Lịch sử toán học Việt Nam hiện đại và thật đáng tự hào khi Toán học Việt Nam tham gia với toán học thế giới bằng một “công trình đầu tay” có ý nghĩa lịch sử!
Tổng hợp
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín