Một tỷ phú người Nga đã lên kế hoạch đến thăm "Trái Đất thứ 2", gần chúng ta nhất

    Kushman,  

    Nhiệm vụ Breakthrough Starshot sẽ thăm dò Proxima B cách phóng các tàu vũ trụ siêu nhỏ với vận tốc 20% vận tốc ánh sáng bằng la-ze siêu mạnh.

    Vào tháng tư, tỉ phú người Nga Yuri Milner đã đầu tư 100 triệu USD cho một kế hoạch điên rồ nhằm thám hiểm một chòm sao. Kế hoạch có tên Breakthrough Starshot - dự kiến sẽ thực hiện điều này bằng cách phóng các tàu vũ trụ siêu nhỏ với vận tốc 20% vận tốc ánh sáng bằng la-ze siêu mạnh.

    Milner và nhà vật lí học nổi tiếng Stephen Hawking ban đầu cho biết điểm tới của họ là chóm Alpha Centauri, cách Trái Đất 4,37 năm ánh sáng (25,7 nghìn tỷ dặm).Nhưng phát hiện chấn động về một hành tinh gần Trái Đất sẽ có thể thay đổi vận mệnh Starshot. Các nhà thiên văn học đã công bố vào thứ tư rằng họ đã phát hiện ra một hành tinh tương tự Trái Đất và có khả năng duy trì sự sống, có tên Proxima b, quay quanh Proxima Centauri - một sao lùn đỏ nằm còn gần chúng ta hơn Alpha Centauri khoảng 1 triệu dặm (1,61 triệu km).

    “Phát hiện này cung cấp một đích đến thực tế cho một nhiệm vụ thăm dò,” Avi Loeb, một nhà vật lý học tại Đại học Harvard và một cố vấn viên cho nhiệm vụ Starshot, viết trong một email cho Business Insider. “Một phi thuyền được trang bị camera và các tấm lọc có thể chụp lại ảnh màu của hành tinh và cho biết liệu nó có màu xanh (có sự sống như tại Trái Đất), xanh (với nước biển trên bề mặt) hay nâu (đất đá khô).” Nhóm khoa học hy vọng “có thể phóng trong 2-3 thập kỉ tới,” theo Loeb, và đến Proxima Centuri trong 20 năm tiếp theo. Các bức ảnh, sẽ mất ít nhất 4,24 năm để đi qua ngần ấy năm ánh sáng để được gửi về Trái Đất.

    Với dòng thời gian như vậy, Starshot có thể chụp ảnh Proxima b (và bất kì thứ gì tàu đi ngang qua) vào năm 2060.

    Làm sao để bay tới đó?

    Milner cho biết vào tháng tư rằng Starshot sẽ bắt đầu với 100 triệu USD, từ ý tưởng tới bản thiết kế, chế tạo, lắp ráp, phóng tên lửa và giải phóng một loạt các phi thuyền siêu nhỏ chỉ to bằng cỡ chiếc iPhone tới Alpha Centauri sẽ kéo dài trong vòng 25 năm.

     Mỗi StarChip đều có một “động cơ đẩy” Lightsail. Một dãy các lazer siêu mạnh có tên Beamer sẽ bắn lazer vào Lightsail, gia tốc mỗi phi thuyền lên tới 215 triệu km/h (134 triệu dặm trên giờ).

    Mỗi StarChip đều có một “động cơ đẩy” Lightsail. Một dãy các lazer siêu mạnh có tên Beamer sẽ bắn lazer vào Lightsail, gia tốc mỗi phi thuyền lên tới 215 triệu km/h (134 triệu dặm trên giờ).

    Mỗi phi thuyền siêu nhỏ trên sẽ có một hệ thống lái và đẩy bằng lazer. “Đây là cách thung lũng Silicon trả lời cho câu hỏi du hành vũ trụ,” theo Milner. Chiếc phi thuyền lí thuyết này có tên gọi StarChip, sẽ được chế tạo sử dụng mạch bán dẫn silicon có camera, động cơ đẩy photon, nguồn năng lượng, hệ thống lái và giao tiếp, tất cả cấu thành của một phi thuyền thực thụ, Mỗi StarChip đều có một “động cơ đẩy” Lightsail. Một dãy các lazer siêu mạnh có tên Beamer sẽ bắn lazer vào Lightsail, gia tốc mỗi phi thuyền lên tới 215 triệu km/h (134 triệu dặm trên giờ).

    Sự cấp bách của việc thăm dò Proxima b

    Tại thời điểm này Starshot đã hoàn thành mẫu thử nghiệm StarChip. Nó còn nhỏ hơn chiếc iPhone, và nó sẽ được trang bị camera, bộ đẩy photon, nguồn năng lượng, hệ thống giao tiếp và dẫn đường.

    Nhưng Loeb nói rằng trong 5 tới 10 năm tới - phần lớn số tiền sẽ được tập trung vào việc chứng minh giả thiết về “động cơ đẩy” lazer thực sự có thể hoạt động. Sau đó họ sẽ bắt đầu hoàn thiện các phi thuyền siêu nhỏ. Loeb nhấn mạnh rằng một hệ thống phóng kiểu trên có thể phóng hàng trăm phi thuyền siêu nhỏ và rẻ tiền mỗi năm. “Điều này sẽ cho phép chúng ta gửi một hạm đội tàu thăm dò tới Proxima và có thể truyền ảnh về trái Đất dễ hơn (từ phi thuyền này sang phi thuyền khác).”

     Sự tò mò hiểu biết hơn về hành tinh trên (quan trọng nhất là liệu nó có sự sống) chính là điều khiến việc thăm dò Proxima trở nên cấp bách.

    Sự tò mò hiểu biết hơn về hành tinh trên (quan trọng nhất là liệu nó có sự sống) chính là điều khiến việc thăm dò Proxima trở nên cấp bách.

    Do các kính viễn vọng hiện nay chưa thể chụp ảnh hành tinh mới, Loeb nói thêm: “Sự tò mò hiểu biết hơn về hành tinh trên (quan trọng nhất là liệu nó có sự sống) chính là điều khiến việc thăm dò Proxima trở nên cấp bách.” Ngay cả nếu nó không có sự sống, Loeb nói việc khám phá một thế giới mới không xa chúng ta cũng vẫn quan trọng. “Vòng đời của Proxima là vài triệu năm, gần một nghìn năm dài hơn vòng đời còn lại của Mặt Trời,” ông nói. “Do vậy, một hành tinh có thể sinh sống được quanh Proxima hiển nhiên sẽ là vị trí tiếp theo cho nền văn minh của chúng ta sau khi Mặt trời của chúng ta tắt sáng khoảng 5 tỉ năm nữa.”

    Một fan giàu có của việc khám phá vũ trụ

    Sự hứng thú với vũ trụ và khoa học chảy sâu trong máu Milner. Người đầu tiên bay lên vũ trụ là phi hành gia Yuri Gagarin - người Milner nói ông được đặt tên theo. Milner cũng đã từng chi nhiều tiền cho các dự án khoa học trước đây, ông nói mình muốn tán dương “thành tựu trí thức” y như cách người ta tán dương các thành tích “nghệ thuật” hay “thể thao”.

     Người đầu tiên bay lên vũ trụ là phi hành gia Yuri Gagarin - người tỉ phú Milner nói ông được đặt tên theo.

    Người đầu tiên bay lên vũ trụ là phi hành gia Yuri Gagarin - người tỉ phú Milner nói ông được đặt tên theo.

    Nhà tỉ phú người Nga này cũng đã từng cộng tác với Stephen Hawking trong quá khứ. Vào tháng 7 năm 2015, cả hai đã công bố một dự án trị giá 100 triệu USD có tên Breakthrough Listen nhằm tìm kiếm các hành tinh có trí tuệ thông minh. Trước khi trở thành nhà đầu tư cho thung lũng Silicon và kiếm bội tiền từ việc đầu tư cho các công ty như Facebook, Twitter, Spotify và Groupon, Milner đã học bằng tiến sĩ Vât lí.

    Ông còn là nhà tài trợ cho nhiều giải thưởng khoa học lớn trong đó có giải Breakthrough, giải cũng được tài trợ bởi Mark Zuckerberg.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ