Thế giới động vật luôn khiến chúng ta ngạc nhiên. Chúng rất đa dạng và phức tạp. Một số có thể bay trên trời, một số có thể lặn xuống nước, một số có thể phi nước đại, và một số loại chỉ có thể "đi khắp thế giới" bằng cách trườn, vặn mình hoặc bám vào các động vật khác.
- Các nhà khoa học sử dụng cấy ghép não để chữa bệnh trầm cảm nặng ở phụ nữ
- Itacolumite - Tảng đá "ma thuật" có khả năng tự uốn cong
- Tại sao con cái lại có bộ phận sinh dục của con đực? Linh cẩu đốm có phải là loài lưỡng tính không?
- Trong liên minh sư tử, có phải mọi con đực đều có quyền giao phối không?
- Bartek Ostalowski - Tay đua thể thao chuyên nghiệp không có cánh tay duy nhất trên thế giới
- Người đàn ông cố gắng kiện vợ sau khi vấp phải đôi giày của cô ấy và bị ngã gãy xương
Sự thật 1: Hơn 95% động vật không có đốt sống
Ngày nay, có khoảng 1,2 triệu loài động vật được biết đến trên Trái Đất. Không giống như con người, 1,14 triệu loài động trong số đó đều là những loài vật không có đốt sống, chiếm hơn 95% tổng số loài động vật trên hành tinh của chúng ta. Côn trùng, nhện, sâu, sao biển, động vật thân mềm và cua đều thuộc loại này. Động vật không xương sống rất đa dạng và chúng cũng có một số lượng khổng lồ.
Sự thật 2: Có sự khác biệt rất lớn giữa loài động vật lớn nhất và loài động vật nhỏ nhất trên thế giới
Động vật lớn nhất trên thế giới là động vật có xương sống, còn động vật không xương sống chủ yếu sống trong thế giới vi mô. Là người chiến thắng trong cuộc thi loài động vật lớn nhất thế giới, con cá voi xanh có thân hình dài hơn 30m, dài hơn cả sân bóng rổ.
Loài động vật nhỏ nhất trên thế giới, là luân trùng, những sinh vật phù du, chỉ có kích thước 0,05 mm và con người không thể tìm thấy nó bằng mắt thường. Sinh vật có xương sống nhỏ nhất thế giới là một loài động vật sinh sống ở vùng nhiệt đới, được đặt tên là Paedophryne amauensis, là một loài nhái sinh sống ở Papua New Guinea đã được phát hiện ra trong tháng 8 năm 2009 và chính thức được mô tả trong tháng 1 năm 2012, chúng có thước lớn gấp 154 lần luân trùng.
Sự thật 3: Một số sinh vật chỉ có cá thể cái và chúng sử dụng hình thức "trinh sản" để tiếp tục duy trì nòi giống
Hơn 70 loài động vật có xương sống không cần sự hiện diện của con đực mà vẫn có thể sinh sản bình thường, chẳng hạn như rồng Komodo, cá mập đầu búa, thằn lằn, rắn và cá cưa. Tất nhiên, hầu hết các loài này vẫn sở hữu khả năng sinh sản thông qua giao phối - con đực có thể cũng giúp trứng thụ tinh.
Trong quá trình "trinh sản", những con cái này sẽ đẻ những quả trứng không được thụ tinh và chỉ chứa thông tin di truyền của riêng con mẹ. Khi con cái khó tìm thấy con đực trong môi trường tự nhiên, chúng có thể sử dụng phương pháp "trinh sản" để sinh sản con cái, điều này sẽ mang lại lợi ích to lớn cho loài. Nhưng đồng thời, cách làm này cũng có một lỗ hổng rất lớn, đó là gen của con cái đều được di truyền từ mẹ, do đó dễ dẫn đến tình trạng giao phối cận huyết ở các thế hệ sau - cực kỳ dễ mắc bệnh tật và đột biến gen.
Sự thật 4: Bạch tuộc, giun đất và hagfish có nhiều trái tim
Cá Hagfish có thể tiết ra chất dịch dính trong cơ thể khi bị tấn công, ngăn dòng nước gần đó và làm kẻ thù chết ngạt
Cấu tạo cơ thể của động vật rất đa dạng, và sự đa dạng của tim chỉ là một ví dụ. Một con bạch tuộc có một trái tim chính và hai trái tim nhỏ hơn cung cấp máu cho mang.
Cá Hagfish có một trái tim chính ba ngăn và ba trái tim phụ để cung cấp máu. Tuy nhiên loài có nhiều trái tin nhất có lẽ là giun đất. Trong cơ thể chúng có 5 vòm động mạch chủ đưa máu đến tất cả các bộ phận của cơ thể. Năm vòm động mạch chủ này đóng vai trò của tim.
Sự thật 5: Sự phát quang sinh học đã phát triển độc lập ít nhất 50 lần
Khả năng tạo ra ánh sáng của các sinh vật sống được gọi là sự phát quang sinh học. Do các tác động đa dạng của phát quang sinh học, không khó để tưởng tượng rằng quá trình tiến hóa của nó cũng diễn ra độc lập nhiều lần. Ví dụ, vi khuẩn luciferase và vi khuẩn nội cộng sinh cho phép phát quang sinh học tiến hóa riêng biệt.
Động vật phát sáng bao gồm đom đóm, giun huỳnh quang, rết, động vật thân mềm, cá biển sâu và nhuyễn thể. Mục đích của ánh sáng của những loài động vật này có thể là để thu hút những cá thể khác giới, để cảnh báo hoặc gây nhầm lẫn với kẻ thù tự nhiên, thu hút con mồi, để ngụy trang, hoặc chỉ để trông vạm vỡ hơn.
Hầu hết các cá thể phát sáng sống ở đại dương sâu, nơi mặt trời không thể chiếu tới. Sự phát quang sinh học đã phát triển nhiều lần, bởi vì ánh sáng mang lại những lợi ích to lớn cho những sinh vật sống trong thế giới tăm tối đó.
Sự thật 6: Một số loài động vật có thể sống mãi mãi
Tốc độ lão hóa của một số loài động vật chậm đáng kể, vì vậy về mặt lý thuyết, những sinh vật này có thể sống mãi mãi. Nói cách khác, chỉ cần chúng không bị thiên địch ăn thịt hoặc mắc một số loại bệnh tật, chúng có thể sống trên thế giới này mãi mãi. Ngay cả khi chúng đã sống cả nghìn năm, các tế bào của chúng trông không khác gì những gì chúng được sinh ra.
L oài sứa hải đăng là một ví dụ điển hình, chúng có thể đảo ngược vòng đời của mình, các gen FoxO trong cơ thể chúng giúp chúng duy trì sự trẻ trung.
Tôm càng Mỹ cũng là một loại sinh vật “trường sinh bất lão”, cơ thể của chúng luôn phát triển, thậm chí những cá thể trưởng thành có thể tái sinh các chi bị cụt.
Sự thật 7: 15.000 đến 20.000 loài động vật mới được phát hiện mỗi năm
Trên Trái Đất, ít nhất 80% các loài động vật vẫn chưa được con người khám phá. Với tốc độ nghiên cứu hiện tại, trong 480 năm nữa, số lượng loài được biết đến trên Trái Đất sẽ đạt 8,7 triệu.
Đúng là hầu hết các loài động vật có vú trên cạn đều đã được biết đến, nhưng vẫn còn một số lượng lớn các loài sống trong đại dương rộng lớn và các khu rừng nhiệt đới vẫn cần được khám phá. Vẫn còn vô số loài côn trùng chưa được biết đến trong các khu rừng mưa nhiệt đới.
Sự thật 8: Voi Châu Phi là loài mang thai lâu nhất
Những con voi Châu Phi phải mất gần hai năm (22 tháng) mang thai mới có thể sinh con. Voi con đã được phát triển hoàn thiện ngay từ khi mới sinh, chúng là phiên bản thu nhỏ của voi bố mẹ và có thể tự đi lại trong một khoảng thời gian rất ngắn sau khi chào đời.
Một trường hợp mang thai cực đoan khác là opossum. Kỉ lục chúng có thể sinh ra đàn con trong vòng 12 đến 13 ngày mang thau, đây cũng là loài có "thời gian mang thai ngắn nhất" trong vương quốc động vật. Tuy nhiên, những con non mới sinh của loài này chưa phát triển đầy đủ, vì vậy chúng vẫn cần dành một thời gian trong túi mẹ để tăng trưởng và phát triển sau này.
Sự thật 9: Cá heo và cá voi từng là sinh vật sống trên cạn, nhưng chúng đã trở lại đại dương trong quá trình tiến hóa
Cá voi Bucky, nó sống gần đại dương cách đây 50 triệu năm, và nó là tổ tiên của các loài cá voi.
Cá voi và cá heo từng là động vật ăn thịt trên cạn, sau này chúng tiến hóa hộp sọ và vây tương tự như cá sấu trước khi quay trở lại đại dương. Người ta suy đoán rằng tổ tiên trên cạn của nó, cá voi Bucky, có lẽ hầu hết sống ở dưới nước hoặc gần các nguồn nước.
Quá trình chuyển đổi này xảy ra 250 triệu năm sau khi các loài động vật lần đầu tiên chuyển đến đất liền. Chúng không thích nghi lắm với cuộc sống di cư trên cạn nên chúng quay trở lại đại dương. Trên thực tế, lý do khiến nó trở lại với sinh vật biển có thể là do vùng biển này có đầy đủ thức ăn và các nguồn tài nguyên khác.
Trong số những loài động vật còn sống đến ngày nay, cá voi và cá heo là những loài gần gũi nhất với hà mã. Do cấu tạo bộ xương giống nhau nên linh dương, lợn, hươu cũng có mối quan hệ thân thiết với chúng.
Sự thật 10: Gấu nước có thể sống sót trong không gian vũ trụ
Loài gấu nước được đặt tên vì vẻ ngoài giống gấu của nó, loài gấu này dài chưa đến 1 mm. Nó là một loài cực kỳ nhỏ bé có thể tồn tại trong bất kỳ môi trường nào. Áp suất nước cao và bức xạ ion hóa ở phần sâu nhất của đáy đại dương cũng không thể làm tổn thương chúng. Ngay cả trong không gian vũ trụ, động vật chậm chạp vẫn có thể sống sót.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android